RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Rượu men lá Na Lang

Advertisement

(BLC) – Xã Lùng Vai (Mường Khương – Lào Cai) nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống. Một trong những nghề được nhiều người biết đến là nấu rượu bằng men lá của người Dao Tuyển ở thôn Na Lang.
Để tìm hiểu về nghề này, chúng tôi đến nhà bà Lại Thị Hương – là thành viên của Hợp tác xã rượu men lá Na Lang. Bà Hương được mẹ chồng là người Dao tuyển truyền lại bí quyết nấu rượu. Mới tới cổng nhà, chúng tôi đã thấy mùi thơm nồng đặc trưng của men rượu.

Tiếp chúng tôi, bà Hương cho biết: Thứ tạo nên hương vị đặc trưng của rượu Na Lang là men lá. Men được chế biến từ 9 loại thảo dược có sẵn trong rừng. Trung bình cứ 3 – 4 ngày, bà làm được một mẻ men, những ngày nắng to, men sẽ khô nhanh hơn. Trong nhà bà luôn có sẵn ít nhất 20 kg men đã phơi khô.

Mỗi ngày, gia đình bà Hương nấu 30 kg gạo, tương đương với 30 lít rượu. Cứ 3 ngày, bà lại mang rượu ra hợp tác xã 1 lần. Bà Hương cho biết thêm, tuy được học bí quyết nấu rượu từ mẹ chồng, nhưng các đây 1 năm, khi xã thành lập Hợp tác xã rượu men lá Na Lang, bà còn được tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn cách bảo quản rượu và các biện pháp đảm bảo an toàn khi nấu rượu.
Dulichgo
Rượu men lá Na Lang là loại rượu truyền thống của dân tộc Dao tuyển. Sản phẩm từng có nguy cơ bị mai một do sự xuất hiện của các loại men bán tràn lan trên thị trường. Những năm gần đây, sản phẩm được khôi phục và phát triển khi xã Lùng Vai thành lập Hợp tác xã rượu men lá Na Lang vào tháng 12/2017. Hợp tác xã hiện có 46 hộ tham gia. Đây là mô hình do Hội Phụ nữ xã Lùng Vai sáng lập và quản lý.
Bà Trương Kim Hồng, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Vai cho biết: Hợp tác xã được thành lập sẽ quản lý các hộ sản xuất rượu thuận lợi hơn. Với loại rượu nấu từ men lá truyền thống, người dân ở đây đều có kinh nghiệm. Tuy nhiên, hợp tác xã cũng gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, sản phẩm chưa tiếp cận được thị trường, quy mô sản xuất còn nhỏ.
Dulichgo
Trung bình mỗi hộ nấu khoảng 20 nồi/tháng, tương đương 500 lít rượu. Sản phẩm rượu nấu được, các hộ sẽ mang đến nhà kho của hợp tác xã, trải qua các giai đoạn khử andehit. Rượu được để trong chum và bảo quản trong hang đá tự nhiên, luôn ở nhiệt độ khoảng 20 độ C, sau đó mới đóng chai và đem đi tiêu thụ. Rượu men lá Na Lang trước khi bán ra thị trường đều được ủ từ 6 đến 12 tháng, theo người dân, rượu ủ càng lâu càng thơm, ngon và dịu hơn. Với giá 40.000 đồng/lít, nghề nấu rượu truyền thống này giúp các thành viên hợp tác xã có nguồn thu khá ổn định.

Thời gian tới, ngoài việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã sẽ tận dụng rượu cuối của rượu men lá Na Lang để tiếp tục dấm hồng nhằm tăng nguồn thu cho xã viên.

Theo Hoàng Thu (Báo Lào Cai)
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468