Hơn 1 năm trước" />
RaoVat24h
Seo Thủ thuật WordPress

SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?

Advertisement

Hơn 1 năm trước, khi cùng với Ninh trình bày về cách ứng dụng triết lý phát triển phần mềm cho SEO với chủ đề: Scrum SEO tại Barcamp Saigon, tôi chưa từng nghĩ tới mình sẽ tiếp nối công việc, những khó khăn và thử thách mà bạn ấy đang gặp phải tại cùng một dự án.

Với các công ty internet lớn khác tại Việt Nam, mặt trận SEO luôn là một mặt trận khốc liệt. Sau vài tháng vật lộn với nhiều khó khăn ở pharse 1 của Scrum SEO, một dự án của tôi đã cán mốc đầu tiên của mình về visit, đạt mục tiêu trước dự trù 2 tháng.

SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?


Thực hiện SEO cho Website lớn có gì đáng lưu ý? 

Một số bạn SEO nói rằng mình đang làm tất cả các công việc về SEO tại công ty đang làm việc. Có lẽ đó là một công ty quá nhỏ! Với những website có vài triệu webpage, để làm được điều đó bạn sẽ phải có bộ phận phát triển sản phẩm, nội dung và kể cả reporting riêng.

Bạn đang cười vì cho rằng report có gì đâu mà cần bộ phận riêng? Trong dịp gặp Nam Phạm, đến từ Viglink – A startup funded by Google Ventures, First Round Capital, Softtech VC and Emergence Capital Partners – cho biết khoảng một nửa resource được tập trung vào việc phân tích dữ liệu, xử lý log. Nếu bạn SEO mà tôi vừa đề cập đang làm tại một công ty cỡ bự thì điều đó còn tệ hơn vì bạn ấy không có sự hỗ trợ tối thiểu trong công việc để di chuyển một quả núi.

Làm thế nào để bạn thực hiện SEO thành công trong môi trường như vậy? Rick DeJarnette, SEO in-house tại MSN.com cho biết: “Bạn phải hiểu rõ vai trò của bạn, những gì bạn được mong đợi, những gì bạn có thể đạt được và quan trọng nhất bạn phải biết cách để hoàn thành công việc. Chắc chắn bạn phải có nhiều kỹ năng SEO và kiến thức căn bản nhưng có lẽ quan trọng hơn bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt.”

Bạn sẽ tự hỏi vì sao Rick lại nói kỹ năng giao tiếp là quan trọng nhất? Vì hầu hết các phần công việc quan trọng nhất của bạn chỉ là một phần nhỏ trong các website lớn (thậm chí rất nhỏ). SEO đóng vai trò chiến lược nhiều hơn chiến thuật. Những phần công việc chiến thuật bạn sẽ được các nhóm khác thực hiện.

Brian Provost cho biết có 10 bộ phận liên quan khi bạn thực hiện SEO cho doanh nghiệp lớn, trong đó có 4 bộ phận khá gần với trường hợp của tôi. Chia sẻ về 4 bộ phận này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới qua các trường hợp của MSN, Yahoo, AOL để bạn thấy sự khác biệt hoặc tương đồng trong cùng một công việc.

SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?


Executive support – Hỗ trợ của lãnh đạo cấp trên

David Roth- Sr. Director, Search Marketing for Yahoo! khi chia sẻ 3 yếu tố mang lại thành công, Executive Support là yếu tố đầu tiên được đề cập. Tại các doanh nghiệp lớn, nếu thiếu sự hỗ trợ về nguồn lực từ cấp trên thì bạn chỉ có nước làm SEO bằng .. niềm tin.

Người mà ông muốn đề cập ở đây là Blake, hiện đang là CEO tại GoDaddy. Yahoo đã thuê  Blake Irving làm giám đốc sản phẩm (Chief Product Officer) cho Yahoo vào thời điểm đó. Blake vốn là một fan cuồng nhiệt của SEO. Trong khi có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, Blake đề cập về SEO trong mọi sự kiện All-hand-meeting – họp toàn công ty, cũng như trong các buổi họp về kinh doanh. Chính sự hỗ trợ đó là yếu tố mang lại dấu ấn lãnh đạo của Blake trong rất nhiều sản phẩm khác nhau tại Yahoo.

Tại Project Lana, Tech đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là xương sống của hầu hết các hoạt động liên quan. Ngon Pham, Technical Architect & CTO tại Project Lana cho biết: “Với các doanh nghiệp Internet, nếu đội ngũ công nghệ mạnh sẽ tạo ra những lợi thế so với đối thủ. Ví dụ với ứng dụng về xử lý ngữ nghĩa để biết được trong một bài viết tại Webtretho đâu là danh từ, đâu là danh từ riêng, đâu là động từ không phải đội ngũ nào cũng làm tốt. Với một đội ngũ chủ chốt (core team) từ 3-5 người trình độ giỏi hơn so với đội ngũ đối thủ, thì team đó cũng sẽ mạnh tương ứng”.

Product Manager

Cầm lái trong cuộc đua đường dài về SEO tương tự bạn là một vận động viên đua mô tô trên Quốc lộ 1A mà không có cảnh sát mở đường. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào!

Đột nhiên bạn nhận ra số lượng lỗi mà bạn đã cố gắng giảm đi lại tăng trưởng 7 lần vì quyết định nâng cấp phiên bản mới hơn của phần mềm đang sử dụng. Té ra những phần tối ưu của bạn không tương thích với phiên bản đó. Hoặc công ty sắp chuyển sang dạng thiết kế giống Pinterest, cuộn vô tận mà bạn không hề hay biết, trong khi đã được cảnh báo của Matt Cutts nếu sử dụng quá mức sẽ ảnh hưởng tới việc index.

Để tránh gặp trường hợp này, SEO nên có mặt trong các hoạt động thay đổi sản phẩm hay thiết kế.

Tôi gặp một trường hợp hy hữu: sản phẩm của Google gây ra lỗi cho SEO khi nâng cấp DFP để quản lý các banner quảng cáo thay ra cho OpenX. Sản phẩm này gây ra một loạt các lỗi 404 vì Google bots không thể thực thi các liên kết trong phần mã code quản lý banner.

SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?


Google từ 2011 đã thực thi được Ajax và Javascript để index các nội dung. Đó chính là nguyên nhân gây ra lỗi. Bạn có thể chọn cách đơn giản nhất: thêm một dòng vào file robots.txt để block hết các liên kết này.

Cũng có khi Product Manager không hợp tác với bạn. Giả sử bạn muốn thay đổi đường dẫn (URL) nhưng sau 6 tuần thì bạn vẫn chưa làm được vì còn đang bận phải tranh luận với PM với những thử thách như là:

1. Bạn lấy gì đảm bảo hiệu quả khi thay đổi điều này? Có đo được không? Nó tác động bao nhiêu phần trăm vào hiệu quả SEO?
2. À không chứng minh được trước khi thực hiện nhưng bạn nói đây là cách tốt nhất, thế bạn có tài liệu nào nói vậy không? 
3. Tài liệu bạn đưa dẫn nguồn từ website nào? Website này có tin cậy được không?
4. Có data nào chứng minh không? 
5. À, có data hả, nhưng cái này nghiên cứu của nước ngoài không tính. Thế có nghiên cứu nào ở Việt Nam không?
6. Tại sao Nguyễn Kim, Thế giới di động hay Lazada không làm theo cách này?
7. Tại sao Amazon không làm giống mình? – Tôi ước gì mình biết vì sao Amazon không tuyển bạn này về làm PM!!

Tại sao, tại sao.. mãi thì có lẽ nên làm việc khác tốt hơn. Chuỗi hoạt động thuyết phục, năn nỉ, lạy lục đó sẽ làm nhiều người nản chí. Thuyết phục người khác là một trong những kỹ năng quan trọng mà có lẽ nhiều bạn SEO [kể cả tôi] còn chưa làm tốt.

Vì sao bạn gặp nhiều khó khăn đến vậy khi làm SEO cho một doanh nghiệp lớn?  Simon Heseltine, SEO Leader and head of organic search cho tất cả các sản phẩm AOL và Huffington Post Media Group như Engadget, Huffington Post, and Daily Finance sẽ cho chúng ta biết đôi điều.

Bụt chùa nhà không thiêng

Đây là tình trạng đáng buồn khi một số vị trí của SEO không tạo dựng được tên tuổi của họ nên những gì họ nói không được lắng nghe với nhận thức: “nếu anh giỏi thì anh đã không làm ở đây”. Nhưng với chuyên gia đến từ bên ngoài họ sẽ lắng nghe và thực hiện những điều được tư vấn.

Điều này có thể là một trải nghiệm rất bực bội cho đội SEO trong công ty, nhưng cũng có thể là một cơ hội để thúc đẩy công việc hiện tại. Các bạn in-house chắc chắn sẽ được tham gia trong việc chọn lựa trong khả năng, để biết rằng agency hoặc đơn vị tư vấn được thuê là những những biết rõ những gì họ đang làm và là người họ có thể hợp tác được.
Bất cứ một chuyên gia tư vấn nào cũng muốn biết một số thông tin từ những chuyên gia nội bộ. Đó là cơ hội tuyệt vời để nói chuyện và đẩy nhanh các dự án đang bị đình trệ. Nếu mọi việc thuận lợi, đó cũng là cách để bạn được xác nhận về mặt chuyên môn từ các chuyên gia bên ngoài.

Tech Manager

Bản thân tôi là người kinh qua nhiều dự án SEO khác nhau, luôn thấy rằng công việc bị tắc ở phần việc liên quan tới kỹ thuật rất nhiều. Có thể nói nếu thiếu đội ngũ Tech hiện tại của Lana, kết quả mà chúng tôi đang có sẽ không bao giờ đạt được.

Không có gì ngạc nhiên khi Brian Provost cho rằng việc đầu tiên SEO Lead phải làm là yêu cầu nguồn lực kỹ thuật. Nếu bạn muốn cải thiện hiệu quả SEO nhưng task của bạn lại nằm trong hàng đợi vô tận và đá bóng qua lại thì kế hoạch của bạn đã chết từ trong trứng nước.

Vì sao đội ngũ kỹ thuật lại quan trọng như thế? Hãy đi vào cốt lõi! Có nhiều cách để chia công việc trong SEO. Một trong những cách phổ biến nhất là chia thành 2 giai đoạn:

1. Onsite – những thay đổi trên website. Đây là những thay đổi cần có đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện, vì bạn không đủ hoặc không muốn tự tay làm – nếu bạn có thể. Giai đoạn này thường là tối ưu những gì chưa tốt và sửa chữa các lỗi về SEO. Trong cuộc chạy thi đường dài, nếu cơ thể bạn có quá nhiều bệnh: bệnh tim, bệnh gan, bệnh phổi.. thì bạn nên chữa bệnh trước. Quá nhiều bệnh thì đừng ham thi thố làm gì. 

2. Offsite – những tác động từ phía ngoài website. 

Hợp tác
Với trường hợp của tôi, may mắn có sự hỗ trợ của cấp trên lẫn của Tech, đáp ứng những yêu cầu được nhận xét là “yêu cầu quá cao, quá cầu toàn”, chúng tôi mới có cơ hội chữa được căn bệnh kinh niên của mình khi đặt chân lên đường đua.

Duong Dang, người trực tiếp thực hiện một số công việc Onsite cho biết: “Khó khăn lớn nhất thường là do sự hạn chế của hệ thống và mã nguồn mình đang sử dụng, hiện tại là VBB có ràng buộc rất nhiều. Bạn phải chơi bóng trong một khoảng không rất hẹp nên tốn rất nhiều thời gian research thêm để có các giải pháp tốt nhất có thể.

Ví dụ: Như vBB có sẵn một component là tag, khi dùng chung với plugin vBSEO nữa thì giải pháp thành ra phức tạp. vBullentin cũng khuyên mình không nên dùng VBSEO rewrite tag khi có nhiều nội dung tag. Ngay cả website của vbSEO cũng không làm điều đó. Nhưng chúng ta vẫn muốn cách tối ưu tốt nhất có thể nên cần phải tìm giải pháp hiệu quả nhất.”

Không hợp tác
Nhưng với những trường hợp không may thì sao? Bạn Ninh có chia sẻ “Không bao giờ đồng ý với từ “không” của tech: với các hệ thống lớn, không một chuyên gia SEO nào tự tin tự sửa lại các phần onsite, cũng như hiếm có một công ty nào lại giao phần này cho cho họ [chuyên gia seo] vì tính phức tạp, bảo mật và ảnh hưởng lớn đến người dùng. Bạn phải đủ tự tin để từ chối từ “không”: không làm được, ảnh hưởng perfomance, phức tạp, tốn thời gian, hệ thống không support được… Nếu bạn không làm được điều này, xin lỗi, bạn không thể làm SEO cho BIG SITE!”

Bạn không đồng ý với Tech, Tech cũng không đồng ý với bạn vì họ thấy không cần thiết. Bạn sẽ làm gì? Nhờ cấp trên phân xử phải không. Nếu cấp trên của bạn nói không, công việc SEO của bạn kể như “xong”. Nếu bạn may mắn, sếp OK, mình nên làm. Tech ok, mình sẽ làm.

Cuối cùng Tech chưa làm vì lý do không đủ nguồn lực. Họ không nói là không làm, nhưng từ từ đã, giờ có người đâu, qua tết rồi mình tính. Gây chiến tranh không mang lại hạnh phúc gì cho bạn đâu!

Khi nói chuyện với một bạn CTO về chuyện hợp tác, bạn ấy nói lập trình viên Việt Nam rất đặc biệt, có nhiều lý do để họ không làm. Bạn Võ Luân, nói về tâm lý của người làm kỹ thuật:

Không muốn làm là vì không biết làm cái đó được cái gì, có lợi gì cho mình và cho team, có lợi gì cho biz hay chỉ đơn thuần là đẩy 1 cái task xuống với 1 câu đơn giản: cài xong cái đó trong 1 ngày.

Những cái task rất là ất ơ loại ấy mình chả hiểu cài để làm gì, chiến lược ra sao trong khi mình còn những công việc thường nhật của mình hoặc những dự án mà mình đang theo.

Cách giải quyết: khi bắt đầu 1 công việc to nào đó cần tech vui lòng đưa tech team vào buổi kickoff để nắm tinh thần. Tech team tuy có thể linh động tốt trong nhiều trường hợp nhưng cũng rất khó chịu khi cái gì đó từ đâu rớt xuống.

Em xin lỗi trước khi nói câu này: các anh làm sếp đừng nghĩ cấp dưới của mình chỉ là những cái tool như con vít, cờ lê mà các anh có thể vứt, liệng đi đâu thì đi. Hãy nghĩ cấp dưới của mình là đồng đội sẽ hỗ trợ mình làm 1 điều to lớn nào đó và mình là người chịu trách nhiệm dẫn dắt tất cả đến đích 1 cách đẹp nhất.

Sếp cũng là người và lính cũng là người. Cả 2 chỉ khác nhau ở 1 điểm duy nhất đó là phạm vi trách nhiệm mà thôi.

Mang câu hỏi làm sao làm việc với Tech hiệu quả lên  IT Leader Community, Nguyễn Hoàng, một cựu Systems Architect của Xerox Corp. chia sẻ

Phân định rõ chức năng (ngay cả trên văn bản để khi cần có thể dựa vào đó để bàn bạc, đánh giá hay khiếu nại). Nếu tình hình chưa sáng tỏ, các vướng mắc lâu nay tồn đọng, thì nên có một cuộc giao lưu cởi mở. Kết quả có thể là một thứ “hợp đồng hợp tác” (nghiêm túc nhưng chữ nghĩa nhẹ nhàng, thoải mái thì vui hơn). Đằng sau đó là tôn trọng chuyên môn và chức năng của nhau, một thứ “tương kính” (mutual respect) là rất cần.

Qui định về giao việc, nhận việc càng minh bạch, qui củ càng tốt. Thí dụ: một loại “request for services” để cho việc yêu cầu nghiêm túc và rành mạch. Một trong các trở ngại là cái tâm thức người Mĩ gọi là: “them and us”, nên cố gắng tạo ra cái văn hóa “một công việc khi đã đồng ý thực hiện đó là công việc chung” (we are in it together). Văn hóa đó và thái đô ứng xử phù hợp, sẽ giúp hạ thấp các rào cản trong quan hệ, trong nhận chịu trách nhiệm, trong chia sẻ thành bại.

Lãnh đạo các cấp cần quan tâm khả năng và nỗ lực trao đổi, thảo luận giữa các nhóm. Kĩ năng nói và nghe, biết nói và biêt nghe sẽ giúp khai thông nhiều thứ. Đôi khi vì không thật sự hiểu nhau mà đâm ra rắc rối.

Qui trình giải quyết khi có vấn đề cũng giúp tránh các va chạm cá nhân (nhưng có khi còn làm căng hơn : qui trình “leo thang” (escalation) theo các cấp quản lí khi vấn đề không giải quyết được ở cấp dưới.

Túm lại, hành xử một cách chuyên nghiệp, có qui củ mà không bỏ qua nhân tính là một nghệ thuật. 

Anh cũng giải thích thêm

Cứ mỗi lần mình phải nhắc đến qui trình, đến các “forms”, các “request”, rồi “approvals”… là mình ngại kinh khủng lắm, vì nếu không làm đúng, chỉ hình thức thì mấy thứ đó chỉ làm tăng cái chất quan liêu bàn giấy thêm. Hậu quả là người trong cuộc sẽ chán ngán chúng thêm. Lợi bất cập hại.

Thế nhưng quan tâm và làm đúng, chúng sẽ giúp công việc giải quyết được, bằng không thì ít gì chúng sẽ giúp làm rõ các lỗ hổng trong qui trình quản lí.

Anh Hải Phạm chia sẻ nếu gặp trường hợp này: “Điểm mấu chốt ở đây anh thấy mình cần cho tầng cao của mình biết rõ đang gặp khó khăn và không thể hoàn tất công việc nếu nó không được giải quyết. Tầng cao quan tâm vấn đề hiệu quả hệ thống và luôn muốn quản lý cấp trung hiệu quả thì họ sẽ ảnh hưởng đến cấp tech ngang với em. Khi đó trách nhiệm sẽ về tech leader. Ít nhất tech sẽ điều chỉnh lại cư xử cho hợp với trách nhiệm. Chuyện giao tiếp thoải mới một phần nhờ vào cách tổ chức và mối liên kết các bộ phận và ràng buộc lẫn nhau. Mất ràng buộc & liên kết từ một phía rất khó thay đổi.

Nhưng có lẽ với người Việt Nam, có lẽ lý do là “định hướng lớn và các “mũi tấn công” chưa đồng nhất với nhau. Từ đó dẫn đến độ ưu tiên cũng khác nhau” nên tốt nhất là “thử cách làm rủ rê tầng cao hơn mình và tầng tech ngang cấp với mình ăn trưa tìm cách gỡ” là một lời khuyên khả thi từ anh Hải Phạm.

Cách làm việc tại Yahoo
Tại Yahoo, khi sản phẩm hoàn thiện và phát hành, nhóm lập trình cho dự án đó sẽ được sang các dự án khác. Vì thế, cho dù website đó có thân thiện với SEO hay không, nó vẫn ở tình trạng đó cho tới khi được thay thế bằng một phiên bản mới hơn. Thay vì kiểm tra lại các sản phẩm hiện tại và tối ưu các phần SEO (audit-and-retool), họ kết hợp với đội ngũ làm sản phẩm trong suốt quá trình thiết kế và xây dựng.

SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?


Họ sẽ tham gia vào giai đoạn đầu tiên và cuối cùng của phát triển sản phẩm. Bí quyết của họ là ưu tiên một số lượng nhỏ các công việc quan trọng – ít nhưng chất – mà họ biết rằng sẽ mang lại sự khác biệt. Bạn hãy để ý trong hình trên để thấy từng bước từng bước họ tối ưu sản phẩm.

Yahoo có quy trình SEO rất khác so với Project Lana. Webtretho là sản phẩm đã có hơn 10 năm, dựa trên nền tảng là forum vBulletin. Mặc dù có những lợi thế nhất định về đội ngũ kỹ thuật nhưng không thể một sớm một chiều thay thế bằng một nền tảng khác hoàn toàn khác hẳn. Vì thế, cách tiếp cận audit-and-retool lại là cách phù hợp với tình hình hơn cả.

The Business Development Manager

Nếu bạn phối hợp được với bộ phận kinh doanh, những người có quan hệ sâu rộng với nhiều thương hiệu lớn, bạn sẽ có được những liên kết từ các website khủng mà không một hoạt động SEO thuần túy nào sánh được. Một giám đốc kinh doanh có thể giúp bạn làm link building hiệu quả bằng 10 bạn làm SEO.

Phối hợp với họ, cung cấp thông tin vì sao nên liên kết với các website khác, bạn sẽ có sức mạnh từ công ty chứ không chỉ là bộ phận SEO của mình.

Một phần cực kỳ quan trọng trong SEO nhưng không nằm trong các bộ phận nói trên là content. Với trường hợp của Project Lana thì đây là công việc liên qua tới rất nhiều bộ phận khác nhau, từ Writer đến Social Media, PR.

Content
Trong lần cập nhật mới nhất của mình, Google đã cho chúng ta biết: “In general, webmasters can improve the rank of their sites by creating high-quality sites that users will want to use and share”. Với một website như Webtretho, nội dung đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Khi tôi viết trong bài trước đây: “Làm việc với doanh nghiệp enterprise sẽ là một câu chuyện khác hẳn. Bạn sẽ thừa hưởng một tài sản lớn từ việc đầu tư vào viết nội dung chất lượng, thông tin nghiên cứu thị trường, dữ liệu về ngành.. từ nhiều năm trước. Vấn đề cần bạn giải quyết là sử dụng tài sản đang có một cách hiệu quả” chỉ nói lên một phần vấn đề.

Webtretho có một tài sản khổng lồ về nội dung do người dùng đóng góp. Đây chính là vấn đề tôi gặp phải! Cái gì quá cũng không tốt, rượu ngon đến mấy mà uống mãi cũng say. Hãy tìm chủ đề “mang thai tháng đầu” trên Webtretho, bạn sẽ thấy 439.000 kết quả liên quan.

SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?


Trong số hơn 439k kết quả này có rất nhiều thông tin bị nhiễu, những trao đổi không đáp ứng được nhu cầu tức thời của người tìm kiếm vì sự đa dạng do nội dung người dùng đóng góp.

Làm thế nào để đọc hết các nội dung đó? Làm thế nào để chọn được nội dung nào quan trọng cần đọc trước, nội dung nào có thể đọc sau? Làm thế nào để bỏ qua các trao đổi không có thông tin? Câu trả lời sẽ không dễ dàng chút nào.

Làm thế nào để thực hiện SEO thành công cho doanh nghiệp lớn?

Robin Aguilar Francis – Senior Manager, Search & Social cho Autodesk – cho biết thách thức lớn nhất để thành công trong công việc:

Sẽ không có ai cho bạn biết rằng phần công việc lớn nhất của bạn là đào tạo mọi người, từ trên xuống dưới bạn làm cái gì, tại sao nó quan trọng và làm sao để các bộ phận khác có thể tự làm cho chính họ. Tôi đã nghĩ rằng tất cả những gì bạn cần làm là thuyết phục từ cấp cao nhất. Kinh nghiệm cho tôi thấy bạn cần phải cho tất cả mọi người trong toàn bộ tổ chức có mong muốn học hỏi cho chính họ. SEO là công việc của tất cả mọi người.

Bài viết của Rick DeJarnette, SEO tại MSN.com sẽ là một trích dẫn rất ý nghĩa cho bài viết: “Để thực hiện SEO thành công cho doanh nghiệp lớn, bạn cần rất nhiều thứ. Bạn cần sự thông minh, thông thạo trong ngành, sẵn sàng học hỏi và tháo vát để có được những thông tin về kỹ thuật tốt nhất (những thứ thường xuyên thay đổi theo thời gian).

Bạn cần phải sẵn sàng làm việc với nhiều người để hoàn thành nhiệm vụ. Cho họ thấy bạn tôn trọng học (cho dù vài người không được như thế), cung cấp thông tin và công cụ họ cần để thành công, và khi thành công nên cho họ và sếp của họ biết rằng những việc họ đã đóng góp và có ý nghĩa thế nào.

Cuộc đua chỉ mới bắt đầu
Khi nhìn lại các bạn cùng ngành, những chiến binh có nhiều năm chuẩn bị thì có lẽ cuộc đua của tôi chỉ mới bắt đầu. Dưới đây là thống kê số lượng backlink của các bạn trong ngành, họ đã phát triển trong 2-3 năm liên tục với tốc độ đáng nể. 

SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?


Hầu hết chúng ta đều học được rằng: bạn chỉ cần tập trung vào 20% công việc, bạn sẽ đạt được 80% hiệu quả. Đó chính là quy luật Pareto huyền thoại, hay thường gọi là 20/80. Chúng ta có thể suy luận: hãy tìm ra 20% công việc ảnh hưởng 80% kết quả SEO.

Áp dụng quy luật này vào cuộc sống, chúng ta chỉ làm 20% các task quan trọng nhất để đạt được 80% thành quả. Done better than perfect.

Theo tôi, suy nghĩ đó là chưa chính xác trong trường hợp này. Tôi sẽ giải thích bằng một quy luật khác gọi là quy luật 10.000 giờ tương đương với 5 năm làm việc. Quy luật này nói rằng, bạn phải mất tối thiểu là 10k giờ để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. 

Điều này có thể hiểu như thế nào? Ai đã đạt 10k giờ làm việc SEO mới có đủ khả năng trở thành expert. Josh Kaufman trong video dưới đây cho biết chỉ cần 20 giờ để cải thiện và làm tốt một việc, nhưng mất tới 10 nghìn giờ để trở thành người “có số má” trong những ngành chuyên biệt.


Có gì khác nhau giữa một bạn làm SEO nghiên cứu trong 20 giờ so với 10k giờ? Khác biệt có lẽ là rất nhỏ. Đây là hình ảnh Josh Kaufman cho chúng ta thấy sự khác biệt đó:

SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?


Hầu hết các bạn làm SEO đều biết một số điều cơ bản giống nhau: cần tối ưu title, description, url, h1.. Ngoài các điểm cơ bản rất giống nhau đó, sẽ có những chi tiết nhỏ hơn nữa, chi tiết hơn nữa.

Nhưng liệu nó có cần thiết phải làm không, khi kết quả chỉ có thêm một sự khác biệt nhỏ? Sự khác biệt rất nhỏ đó sẽ giúp một ca sĩ trở thành những ca sĩ hàng đầu hay hacker đầu tiên tìm ra lỗi bảo mật nghiêm trọng chứ không phải đám đông còn lại. Người ta luôn giống nhau ở những điều lớn lao, họ chỉ khác nhau ở chi tiết.

SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?


Tại Olympic London 2012, Usain Bolt – vận động viên người Jamaica đã có một buổi chiều thi đấu vô cùng xuất sắc đưa anh trở thành huyền thoại trong làng điền kinh thế giới vì anh đã chạy nhanh hơn người kế tiếp 0.12 giây. Anh kết thúc 100m chạy với chỉ 9.63 giây so với Yohan Blake mất 9.75 giây.

SCRUM Seo cho website lớn có gì đáng lưu ý?


Trong cuộc đua marathon lên top của Google, chỉ kém hơn một chút bạn sẽ phải ở lại phía sau. Số 2 không bao giờ là Số 1. 

Hãy luôn hoàn thiện và tiến về phía trước!

Theo Văn Hiển (blog chamxanh)
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468