Bạn đã từng bao giờ trì hoãn một việc nào đó? Bạn luôn tự nhủ “Không trì hoãn nữa. Làm ngay đi, Kết thúc nó ngay!” trong khi một một tiếng nói khác lại vang lên trong đầu “Nhưng tôi không muốn làm!”
Có thể đó không phải là vấn đề to tát, nhưng nó sẽ luôn thường trực suốt trong đầu và khiến bạn bực mình, nổi cáu và stress. Điểm mấu chốt chính là nếu bạn không muốn stress nữa, thì bạn phải hoàn thành công việc đó.
Người ta gọi nó là hiệu ứng Zeigarnik, một khuynh hướng trở nên lo lắng khi một công việc được bắt đầu nhưng vẫn chưa hoàn thành. Một khi nhiệm vụ hoàn thành, não sẽ không còn chịu áp lực và năng lượng sẽ lại tràn trề.
Trong cuốn sách “The Successful Principles” của Jack Canfield có viết: “Bạn càng làm xong những công việc dang dở càng nhanh, tâm trí bạn sẽ càng sáng sủa và bạn sẽ càng tập trung vào những công việc sẽ làm thay đổi cuộc đời mình”
Sau đây là một vài lời khuyên để bạn luôn có động lực tiếp tục hoàn thành công việc và không bao giờ phải trì hoãn nó:
Tưởng tượng ra viễn cảnh cuộc sống
Bằng cách tưởng tượng ra kết quả, phần thưởng và thành công mà bạn nhận được sau khi hoàn thành công việc này, bạn sẽ dễ dàng xem những công việc chán nhất, ghét nhất trở nên thú vị hơn và bạn sẽ có động lực đi với nó tới cuối cùng.
Hãy tưởng tượng |
Bạn cũng sẽ thấy yêu đời hơn, nhiều năng lượng hơn khi nghĩ rằng công việc này sẽ là một bước đệm để tới gần hơn với mục tiêu của mình. Bạn sẽ không còn sa lầy vào sự nhàm chán mà công việc đó đem lại, sẽ có dư năng lượng để tiếp tục những dự án mới thú vị hơn.
Hãy hành động ngay
Mỗi khi chán nản, bạn hãy thử tự hỏi mình: “Cái giá của việc trì hoãn công việc này là bao nhiêu?”
Hãy xem câu trả lời là một lời cảnh tỉnh, bạn cần phải bước ra khỏi vũng lầy và nghiêm túc làm việc. Nhưng đừng tự làm mình hoảng sợ nhé. Nỗi sợ là một con dao hai lưỡi, sợ vừa đủ sẽ giúp bạn tỉnh táo, nhưng quá sợ hãi sẽ ném bạn vào sai lầm đấy.
Chính vì thế, nếu bạn đang có vấn đề ngay lúc này, bạn nên đặt câu hỏi ngay đi. Cái giá về tài chính là bao nhiêu, về xã hội, về con người là như thế nào?
Nếu câu trả lời hơi khó để hình dung, thì bạn hãy nhớ lại lần cuối cùng mình gặp tình trạng như thế này và tưởng tượng lại thành quả khi bạn đã hoàn thành công việc. Tuyệt vời đúng không nào? Kết quả thật đáng để chúng ta cam đảm tiến tới đúng không?
Đừng quá mơ mộng
Nếu bạn đang có một công việc phải làm, hãy tưởng tượng rằng chân mình đang bị đóng đinh xuống sàn và quần thì dính chặt vào ghế. Bạn sẽ không thể đứng lên nếu công việc chưa được hoàn thành.
Để làm được điều này, bạn phải có một khả năng chịu đựng và tự kiềm chế tốt. Tàn nhẫn với bản thân lúc đầu và bạn sẽ nhận được kết quả tuyệt vời sau đó.
Dopamine – nguồn gốc của sự vui vẻ
Dopamine là một chất dẫn truyền xung động thần kinh tạo cảm giác sung sướng và thoải mái. Đây sẽ là một nhân tố giúp bạn hăng hái hơn khi làm việc.
Cụ thể là khi bạn đang thực hiện một dự án chán ngắt, dopamine sẽ không được sản sinh. Vậy làm thế nào để mở được cách cửa đưa dopamine ra?
Rất dễ dàng, bạn chỉ cần kết hợp làm việc và giải trí, ví dụ như nghe nhạc, hoặc thư giãn ngắn ở một quá cà phê ưa thích. Dopamine được sản sinh sẽ giúp cảm giác chán chường biến mất và bạn sẽ hoàn thành công việc một cách dễ dàng.
Xác định nguyên nhân bạn không thể hoặc không làm việc
Nguyên nhân thường nằm ở những rào cản tâm lý. Vậy làm thế nào để vượt qua chúng đây?
Hãy dành khoảng từ 2 tới 5 phút tìm hiểu lý do mình ngừng làm việc.
Thường có ba lý do sau đây làm chúng ta chậm lại:
1. Mù mờ – Tôi không biết phải bắt đầu làm từ đâu
2. Bị áp đảo – Công việc quá nhiều và tôi thì làm không nổi
3. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm – Giúp với, tôi không biết làm
Thứ nhất, với việc thiếu rõ ràng, bạn không biết bắt đầu tư đâu, vậy hãy bắt đầu ở bất cứ chỗ nào bạn thấy thích và thú vị nhất. Ví dụ như bạn cần phải viết một bài luận và không biết phải mở đầu thế nào. Vậy thì hãy viết bất cứ gì bạn thích. Có viết còn hơn là không viết gì cả.
Thứ hai, với việc bị áp đảo, lối thoát cũng không có gì khó. Hãy cắt nhỏ phần công việc ra và tự hỏi “Tôi nên bước bước nào trước, bước nào nhỏ nhất mà vẫn dẫn tôi tới gần với mục tiêu hoàn thành công việc?”
Câu trả lời nên là một hành động. Ví dụ như đọc sách để tham khảo hoặc đọc những bài báo về việc tự kiểm soát và sự quan tâm. Nếu công việc không rõ ràng hoặc khó xác định, thì bạn không nên làm nữa.
Thứ ba, vấn đề về kiến thức, kỹ năng. Bạn có thể tìm trên google hoặc hỏi người nào biết ấy. Nó chẳng tốn bao nhiêu thời gian và công sức đâu.
Ví dụ như bạn có thể dành thời gian đọc sách, nếu bạn đang làm luận văn tiến sĩ, cố gắng tìm cách giải quyết những vấn đề trong luận văn của mình. Rồi khi gặp người hướng dẫn, 2 người chỉ cần tóm tắt và điều chỉnh một chút thôi. Thời gian được rút ngắn rồi đấy.
Bắt đầu trước khi bạn thấy sẵn sàng
Sự thật là bạn sẽ không bao giờ cảm thấy sẵn sàng hoặc đủ động lực bắt đầu làm việc. Bạn sẽ thường nghe được câu: “Tôi còn phải đọc một bài báo nữa trước khi viết bài luận” hay như “Hôm nay tôi chưa có hứng làm, để mai đi”
Trong một bài báo tên “Waiting for the motivation fairy” được viết bởi hai huấn luyện viên Hugh Kearns và Maria Gardiner, họ đã viết: “Bạn phải bắt đầu trước khi bạn sẵn sàng; khi bạn có thêm động lực, thì bạn sẽ làm được nhiều hơn”.
Vì thế, cứ bắt đầu làm đi.
Sưu tập từ: http://www.action.vn/
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.