(FDO) – Nói đến thác ở Bình Liêu, người ta sẽ nghĩ ngay đến thác Khe Vằn – một trong những con thác đẹp nổi tiếng đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đặc biệt là những ai mê phượt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chí cách đó chừng 8km còn một con thác nữa mang vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ không kém, đó là thác Sú Cáu.
Để tới được thác Sú Cáu, người ta phải đi qua bản Sú Cáu, xã Húc Động. Bản Sú Cáu nằm sâu trong núi, dưới chân ngọn Cao Ly Hùng Vĩ. Đi từ thôn Khe Vằn qua bản Sú Cáu để tới được đường mòn lên núi mất chừng 8km.
< Ngôi nhà cuối cùng trong bản Sú Cáu.
Sau khi đi hết bản Sú Cáu, các bạn gửi xe ở nhà dân và thuê người dẫn đường để họ chỉ đường lên thác.
< Con đường mòn đi vào thác Sú Cáu.
Dulichgo
Bạn có thể thuê các thanh niên nhà gần thác. Họ biết đường lại có rất nhiều kinh nghiệm đi đường rừng và xử lý các tình huống trên đường.
Con đường vào thác không quá dài, chỉ khoảng gần 3km. Bạn sẽ phải băng qua một rừng tre nứa có khá nhiều vắt. Dân ở đây biết cách chống vắt rất hiệu quả. Họ sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào và tránh đoạn nào không dừng lại để tránh bị vắt cắn.
Chinh phục hết đoạn đường, bạn sẽ tới được nơi có con thác Sú Cáu cao sừng sững, nước chảy từ trên cao xuống, uốn lượn qua các vách đá như nhảy múa đêm ngày.
Dulichgo
Vì đường đi không dễ nên rất ít người vào thác. Cũng chính vì vậy mà con thác này vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí, chưa chịu bất cứ một tác động nào từ con người.
Con thác cao tầm 20m từ chân lên đến đỉnh. Ngay phía dưới chân thác là một hồ nước khá rộng trong xanh, có thể tắm và bơi thoải mái. Người dân ở đây khi vào rừng, khát thường vục nước suối để uống.
Nước ở thác này là nước đầu nguồn nên sạch. Nước trong veo và mát lạnh, thơm mùi lá cây. Khu vực thác có rất nhiều cây xanh. Xung quanh hồ nước dưới chân thác còn có cả những bụi cỏ xanh mướt mát, êm mượt như những thảm lụa mềm.
Dulichgo
Thác này có địa hình khá đa dạng, thảm thực vật tự nhiên vô cùng phong phú.
Nhiệt độ ở đây chênh lệch khá lớn so với bên ngoài, nhất là vào mùa hè, nên vào đây bạn sẽ cảm giác cực kì mát mẻ và dễ chịu. Rất phù hợp để rủ bạn bè đi tránh nóng vào những ngày nhiệt độ lên cao.
Lưu ý:
Dulichgo
Có một cách để trị vắt rất đơn giản hiệu quả của những người dân bản hay đi rừng ở đây, xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo, đó chính là cách sử dụng muối ăn.
Những người dân tộc thiểu số họ thì làm gì có thuốc DEF, làm gì có tất chống vắt… và họ thường chỉ đi dép, loại dép nhựa mềm, có độ bám dai và thuận lợi khi đi qua ngầm, qua suối. Chính điều này lại giúp họ thuận lợi hơn khi bắt con vắt ra khỏi chân. Vì nếu khi đi tất, việc tháo tất ra để lấy con vắt mất nhiều thời gian và phức tạp hơn nhiều. Họ thường mang theo một gói muối.
Khi bị vắt cắn, họ chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn. Lập tức, con vắt co rúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều (coi như được sát trùng 1 lần nhờ muối).
Hoặc bạn cũng có thể phòng vắt bằng cách hòa muối với nước thật đặc rồi bôi hết lên những vùng da hở trước (tay, chân, cổ), khi vắt có bám vào mà hút máu, thấy mặn nó tự rơi ra. Một lưu ý nữa là, với những ai đi tất thì nên cho tất ngoài ống quần hoặc bỏ áo vào trong quần để nếu vắt có bám lên người thì không có đường chui vào. Các bạn không nên dừng lại hoặc ngồi nghỉ ở những nơi có vắt.
Theo Khanh Vu, NAG Cấn Đình Loan & Kim (Foody.vn)
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.