RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Tham quan Làng cổ Hội Kỳ – Quảng Trị

Advertisement

(TH) – Có dịp đến Quảng Trị, du khách hãy ghé thăm Làng cổ Hội Kỳ, thuộc xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng. Ngày xưa Hội Kỳ là vùng đất hoang vu không có bóng người, vào năm 1601 mới có người đặt chân đến. Ông tổ khai canh của làng là người Thanh Hóa, đặt tên làng là Hội Kỳ và cái tên đó đã gắn chặt với làng cho đến ngày hôm nay.

Với bề dày lịch sử hơn 400 năm, trải qua không ít thăng trầm của lịch sử, những người dân hiền hòa chất phác, giản dị luôn tự hào với tên gọi Hội Kỳ, nơi được bảo vệ của những rặng tre, sự bao bọc của dòng Ô Lâu hiền hòa và nơi có những ngôi nhà rường cổ độc đáo hiếm có.

Làng Hội Kỳ có diện tích đất tự nhiên là 258,4 ha và có 104 hộ đang sinh sống với nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn lưu giữ những di sản vật thể vô giá vừa cổ kính vừa đồ sộ.
Dulichgo
Hiện nay làng có đến 26 ngôi nhà rường cổ làm bằng gỗ quý cổ kính, đồ sộ có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật.

Nhà rường của ông Dương Văn Mạnh là một trong những ngôi nhà rường cổ nhất của làng (khoảng 200 năm) và đã có 5 thế hệ sinh sống, đến đời thứ 3 đã được sửa sang lại (khoảng 110 năm), ông Mạnh là thế hệ thứ 4 sinh sống, bảo quản và hương khói. Ngôi nhà có tên là Tích Khánh Đường (tạm dịch: nơi hội tụ niềm vui).

Tích Khánh Đường có bề ngang 12,3m, rộng 9,5m với lối kiến trúc 3 gian 2 chái, cột được làm từ gỗ mít, rui được làm bằng gỗ kiềng, đòn tay được làm bằng gỗ ten mật và được lợp bởi 45.000 viên ngói liệt.
Dulichgo
Ngói hình chữ nhật, mỏng, phẳng, đều cạnh và đặc biệt, khi gõ âm thanh phát ra thanh như tiếng chuông. Nhà lợp ngói như vậy, mùa hè thì mát nhưng mùa đông lại ấm áp.

Gian giữa là nơi thờ tự có treo bức hoành phi ghi chữ “Tích Khánh Đường” bằng Hán tự, trên bàn thờ còn đầy đủ những tự khí cổ như đỉnh đồng, bát nhang, chân đèn và bình hoa…

Hai bên có 4 bốn bức liễn chữ Hán mang tính giáo dục cháu con đời sau (tạm dịch: Con cháu xây dựng phúc ấm vĩnh cữu/Để tiếng thơm lưu truyền cõi thiên thu/Sống có hiếu mang đức sáng truyền lại/Thi thơ vẹn toàn xứng danh gia tộc).

Bà Dương Bích Ngọc hiện là chủ nhân ngôi nhà cổ nhất với niên đại 200 năm. “Trước năm 1945, bố tôi làm ruộng được mùa, tốn cả nghìn lương lúa mua ngôi nhà này từ nơi khác về dựng lại, tính ra bây giờ là cả trăm tấn thóc”, bà Ngọc nói.
Dulichgo
Ngôi nhà làm hoàn toàn bằng gỗ mít với những cây cột to bằng thân người lớn. Nhà được chạm trổ công phu ở nhiều cấu kiện, từ rường cột, rui mèn, đòn tay…

Các mối ghép bằng mộng do những thợ lành nghề thi công, trải qua trăm năm mưa nắng, bão giông mà không hở. Phía trên mái lợp ngói liệt, dưới sàn lát gạch ba sàng, nay được thay thế bằng gạch hoa. Tường nhà xây bằng gạch thẻ và gạch vồ, giúp mà đông thì ấm mùa hè thì mát.

Những ngôi nhà rường nhà chủ yếu được xây dựng theo hướng Đông Nam, vừa là tránh gió lạnh mùa đông và có thể đón gió mát vào mùa hè. Tường bao quanh nhà được xây bằng gạch thẻ và gạch vồ với vôi. Mỗi ngôi nhà rường có một hàng rào cây xanh được cắt tỉa đẹp mắt bao bọc.

Không chỉ là những ngôi làng của những nhà rường cổ hiếm gặp, Hội Kỳ còn có hệ thống đình, miếu và nhà thờ của các dòng họ nghiêm trang, cổ kính. Các kiến trúc này đều có mái lợp ngói liệt, bên trong có những bàn thờ, khán thờ làm bằng gỗ được chạm khắc công phu.
Dulichgo
Du khách đến Hội Kỳ còn có thể tham quan Lăng của bà Dương Thị Ngọt – vợ của vua Thành Thái và cây xoài hơn 300 tuổi – cây cổ thụ lâu đời nhất của làng.

Theo Dulichvn
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468