RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Thanh Minh Tự giữa lòng thành phố biển

Advertisement

Thanh Minh Tự được xây dựng vào năm Bính Tý (1846), thời Tự Đức. Sau hai lần hư hỏng do thiên tai và chiến tranh, Thanh Minh Tự được phục dựng tại vị trí cũ (nay  nằm trong Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết). Thanh Minh Tự là di tích kiến trúc nghệ thuật, được xếp hạng Di tích cấp tỉnh.

< Cổng Thanh Minh Tự.

Hơn 140 năm qua, Thanh Minh Tự thờ ngài Tiêu Diện Đại Sỹ theo truyền thuyết dân gian đây là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong khuôn viên còn có miếu ngũ hành, thờ các vị thần…

Năm 2015, Công ty cổ phần Rạng Đông đã phục hồi gần như nguyên trạng ngôi chùa cách đây 140 năm. Công ty còn mở rộng khuôn viên, tạo hồ nước bao quanh. Phía sau Thanh Minh Tự là Công viên hòa bình khang trang, với nhiều cây xanh cổ thụ, tạo phong cảnh đẹp để du khách đến thắp hương, cúng tế và tham quan. Trong dịp Tết Đinh Dậu vừa qua, khá đông du khách  đến vãn chùa (riêng 3 ngày tết ước tính hơn 1.000 lượt người).

Theo các thư tịch bằng tiếng nho còn lưu lại thì ngôi Thanh Minh Tự này được xây dựng vào năm 1846, đến nay đã 168 năm, các bài vị, vật tế tự đều có tuổi thọ trên trăm năm.

Chùa Thanh Minh được làm bằng gỗ, tường gạch, mái ngói âm dương, vài kèo được chạm khắc, các bài vị, vật tế tự đều trên trăm năm. Một nét đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng là, chùa này thờ Ông Tiêu Diện.

Theo Phật giáo, hình tượng Tiêu Diện Đại Sĩ được thể hiện là một hình tướng nam, dáng điệu oai nghiêm, mặc trang phục võ tướng, tay phải cầm lá cờ, tay trái chống nạnh, gương mặt quái dị với 3 cái sừng nhọn trên đầu và trán, hai mắt lồi to trợn ngược, miệng rộng nhe răng lởm chởm, đặc biệt nhất là chiếc lưỡi thè cong dài.

Tương truyền, Tiêu Diện Đại Sĩ là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, để chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sinh, phù hộ bá tánh.

Bên phải chính điện còn có bàn thờ các liệt sĩ cách mạng (được lập sau năm 1975). Phía sau chính điện còn có ba bàn thờ, thờ bài vị của ba họ tộc: Nguyễn, Phan, Tiếp (đây là những tiền hiền có công khai khẩn vùng đất này).

Đặc biệt, bên trái chùa Thanh Minh có một ngôi miếu cổ trên 100 năm có tên Miếu Ngũ Hành Nương Nương. Tại miếu này, xưa kia dân thờ Bà bằng bài vị chữ Nho, nhưng mấy mươi năm gần đây, được thay bằng tượng tô, đúc bằng xi măng. Rồi từ màu sơn thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài, mỗi Đức Bà đều có màu riêng biệt.

Kim Bà thì mặc áo trắng, Mộc Bà áo xanh, Hỏa Bà áo đỏ, Thủy Bà áo đen (hoặc tím) và Thổ Bà thì áo vàng. Trước đây, vào kỳ vía bà ngoài nội dung cúng tế long trọng,  còn có nghi thức “hát, múa dưng bông”…

Mấy ngày trước lễ vía, dân chúng thường cùng nhau “đắp y cho Mẹ”, là nghi thức lau chùi, sơn sửa, thay áo, mảo mới cho các pho tượng Bà.

Thanh Minh Tự giờ đây không chỉ là nơi tín ngưỡng của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan của khách thập phương mỗi lần đến phố biển Phan Thiết.

Người Miền Trung ! tổng hợp từ báo Bình Thuận

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468