Đồ thị bên phía phải biểu hiện giao dịch chứng khoán tại thị trường bán tập trung (OTC), tính theo đơn vị thời gian. Nếu khoảng thời gian, chẳng hạn là một ngày trong đồ thị, đường dốc lên biểu hiện mức cung trong ngày và đường dốc xuống biểu hiện mức cầu. ở đây, sự cân bằng trong thị trường chứng khoán chính thức là ở đó, toàn bộ chứng khoán đã đăng ký (niêm yết) được đưa ra cung ứng trên thị trường hoặc tự giác giữ lại, được biểu thị khi giá chứng khoán có niêm yết bằng Pe.
Ở thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC), sự cân bằng chứng khoán được hiểu là một tình huống mà tại đó lưu lượng chứng khoán đưa ra cung ứng trên thị trường đúng bằng lượng cầu, điều này xảy ra khi giá chứng khoán cũng bằng Pe.
Sự cân bằng tổng thể chỉ xuất hiện khi cả hai thị trường – thị trường chính thức và thị trường bán tập trung đồng thời nằm ở vị thế cân bằng. Điều này chỉ xảy ra khi thị giá chứng khoán cân bằng ở cả hai thị trường. Khi mà trạng thái cân bằng bị phá vỡ, giá cả sẽ được điều chỉnh lại nhằm tạo sự cân bằng mới.
Ở Hình 1.3 biểu hiện giá cả cân bằng, tuy vậy giá cả này không thể quan sát một cách trực giác trên thị trường. Những gì mà người ta có thể theo dõi được, đó chính là giá cả giao dịch và được các nhà kinh doanh xem xét đến để hình thành giá chào mua vào và giá chào bán. Giá cả giao dịch mà tại đó các nhà kinh doanh mua chứng khoán là giá chào mua, và đối với người bán gọi là giá chào bán. Sự chênh lệch giữa giá chào bán và giá chào mua gọi là sự sai biệt giữa giá mua vào và giá bán ra. Nếu quan sát trong mối quan hệ với nhiều nhà kinh doanh trên thị trường, thì sự chênh lệch giữa giá mua cao nhất và giá bán thấp nhất sẽ là “độ lệch” giá mua vào bán ra của thị trường hay còn gọi là “khoảng tới giá”. Giá cân bằng nằm trong “khoảng tới giá” như Hình 1.4 đã chỉ rõ đôi với thị trường bán tập trung.
Ở đây xuất hiện một câu hỏi: liệu có thể sử dụng tiêu thức nào để xác định độ lệch giữa giá mua vào và giá bán ra?
Điều này chỉ có thể giải thích bằng cách xem xét vai trò của “nhà tạo thị trường”. Trong một thị trường tài chính có tổ chức, vai trò của nhà tạo thị trường là tạo khả năng sẵn sàng và tính hiệu quả cho 2 cực của giá (mua vào và bán ra) trong mọi tình huống. Tóm lại là nhà tạo thị trường có trách nhiệm duy trì một thị trường hoạt động được ổn định. Để tiến hành công việc này một cách có hiệu quả, nhà đầu tư phải có trong tay danh mục các chứng khoán giao dịch và tiến hành, hoặc là mua vào, hoặc là bán ra, và qua đó, làm dịu đi các biến động về giá. Do vậy, các nhà chứng khoán cần được bù đắp bởi hành vi nắm giữ tổng danh mục vốn đầu tư, và độ lệch giữa giá mua và giá bán là phần mà nhà kinh doanh có thể được. Độ chênh lệch giá, cũng còn nhằm bù đắp chi phí đối với các nhà kinh doanh và rủi ro mà họ phải gánh chịu, khi sử dụng vốn của chính mình đầu tư vào tổng danh mục vốn đầu tư chứng khoán. Tổng số tiền được bù đắp cho các nhà kinh doanh chính là phần tô đậm trong hình vẽ và được tính theo công thức:
(Ps- Pb).Q
Trong đó:
ps-Giá đặt bán Pb -Giá đặt mua Q -Số lượng mua bán
Đọc thêm tại: https://diendan.edu.vn/phan-loai-thi-truong-tai-chinh/
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.