“Tôi đã dành hàng giờ đồng hồ để trau chuốt cho từng con chữ trên Landing Page nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong đợi?”, “Viết bài Landing Page thực sự có quá khó đối với mình?”, “Không thể hiểu được họ (khách hàng) thực sự muốn gì!”,… Bạn – một người viết bài Landing Page , có bao giờ tự “dằn vặt” bằng những câu hỏi tương tự, khi bạn thực sự “bế tắc” trong việc khiến Landing Page của mình bán được hàng?!
Và tôi cũng sẵn sàng nói cho bạn sự thật “đen đúa” sau: Viết bài Landing Page không hề dễ dàng. Đằng sau những Landing Page được thiết kế hài hòa, tinh tế, đầy “sức quyến rũ” là cả một chặng đường dài, rất dài đi từ việc lên ý tưởng, chỉnh sửa để ra phiên bản cuối cùng. Dù khác nhau về sản phẩm, kỹ năng cũng như kinh nghiệm Copywrite, nhưng tóm lại, để có được một Landing Page tuyệt vời, việc tối ưu hóa kĩ từng chi tiết là hết sức cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết nhất những điểm cần thiết để tối ưu một Landing Page!
“Chỉ còn một cách, thử nghiệm, thử nghiệm liên tục!”
Trong thực tiễn, đã có rất nhiều case study khi người viết bài Landing Page thay đổi chỉ một vài chi tiết nhỏ, thậm chí thay đổi vị trí một hình ảnh đã mang lại sự thay đổi đáng kinh ngạc về tỉ lệ chuyển đổi (CTR). Niềm tin là thế nhưng thực tế thì một Landing Page có thể có đến ngàn cách để tối ưu, bố cục, câu chữ,…rất dễ khiến người viết bài Landing Page “bối rối” và “lạc lối” giữa “rừng” giải pháp. Câu trả lời “thông minh” nhất cho tình thế này chính là thử nghiệm, và tin mừng là hiện tại có rất nhiều công cụ hỗ trợ chúng ta trong phân đoạn này!
1. Optimizely: Là một công cụ hỗ trợ tính phí “khá xịn” cho người viết bài Landing Page để thử nghiệm độ hiệu quả của các câu Headline (Tiêu đề) khác nhau cho cùng một mẩu Landing Page. Optimizely là một dịch vụ tính phí với mức charge khởi điểm là 17 USD/tháng sau khi kết thúc 30 ngày dùng thử.
2. Crazy Eggs: Một cái tên vẫn còn mới mẻ đối với những người thường xuyên thử nghiệm Landing Page, nhưng đừng vội “xem thường” bởi Crazy Eggs sẽ cung cấp cho bạn những Insight “độc” cực hữu ích mà người viết bài Landing Page không thể “moi” được từ bảng số liệu của Optimizely hay Google Analytics. Điển hình là Crazy Eggs cho phép bạn xem được điểm dừng chân của khách hàng khi ghé thăm Website, trước và sau khi bạn thay đổi câu Copy trên Headline. Đây cũng là một yếu tố giúp bạn thẩm định chắc chắn hơn về việc câu Tiêu đề của mình đã thực sự khiến khách hàng phải nán lại lâu để đọc tiếp phần tiếp theo!
TỐI ƯU HÓA TIÊU ĐỀ CHÍNH
- Trên trang chủ (Home Page):
98% người đọc sẽ lướt qua đọc câu Tiêu đề đầu tiên khi click vào một trang Landing Page. Đó là lý do câu tiêu đề nên là vấn đề bạn lưu tâm đầu tiên nếu muốn tối ưu trang để tăng tỉ lệ chuyển đổi. Một câu tiêu đề khô khốc, nhàm chán sẽ khiến khách hàng “không buồn” kéo xuống dưới để đọc những phần bạn đã “dày công” chuẩn bị sẵn bên dưới. Rất uổng phí!
Khi viết câu Tiêu đề cho một Landing Page, để đảm bảo sức thuyết phục đối với người đọc, hãy nêu ra một (nên chỉ tập trung vào một thôi nhé!) lợi ích NỔI BẬT của sản phẩm thay vì nêu định nghĩa chức năng của sản phẩm một cách “vô vị”.
Một trong những nguyên tắc viết nên câu Tiêu đề “ám ảnh” tâm trí người dùng được liệt kê trong cuốn Best-seller “Made to stick” hãy viết điều gì đó khách hàng không ngờ đến. Khách hàng sẽ lướt qua trang web của bạn rất nhanh để đi đến một nơi khác, nên nếu câu Tiêu đề của bạn là một CÁI GÌ ĐÓ nằm ngoài dự đoán và tầm “kiến thức khôn ngoan” của họ, khách hàng chắc chắn sẽ phải nấn ná lại tìm hiểu sản phẩm của bạn.
Một cách để trở nên khác biệt hiện nay là tiếp cận người đọc với lối văn phong tự nhiên và giản dị nhất, tưởng tượng đi, bạn không hề thích bị “lên mặt”, bạn không thích bị bảo phải chọn A hay B, nhưng mọi chuyện sẽ khác hẳn nếu đó là lời tâm sự chân thành, thật lòng đúng không nhỉ?
Người viết bài Landing Page phải luôn đặt mình vào VỊ TRÍ và CẢM XÚC của khách hàng! |
Một lý do khác khiến câu tiêu đề của bạn bị “chết yểu” là việc dùng những từ đã được dùng quá nhiều trước đây: “Tiên phong”, “Hàng đầu”, “Tốt nhất”, “Lựa chọn”, “Tiến bộ”,..v..v…
Phản xạ thường thấy của mọi người khi thấy những từ này là bỏ qua nó rất nhanh, thậm chí vì ai ai cũng hô hào sản phẩm của mình là tân tiến hay hiện đại nhất nên dùng những từ này dễ khiến bạn bị liệt vào dạng “đa cấp”. Hơn hết những cụm từ này không hề làm bật lên CÁ TÍNH nào đến từ sản phẩm. Hãy đọc câu Tiêu đề sau:
“Mọi doanh nghiệp kế toán nhỏ đều làm việc cẩu thả và tệ hại, công ty chúng tôi làm đỡ tệ nhất!
(Câu tiêu đề trên Landing Page của công ty Less Accounting)
Rất khác biệt đúng không?
- Trên trang phụ (Supporting Pages):
Người viết bài Landing Page cũng nên chú ý tối ưu tiêu đề của Supporting Page (nhiều Landing Page sau khi khách hàng điền thông tin đăng ký gói dịch vụ sẽ có thêm một liên kết để họ chọn lựa giữa những gói dịch vụ có sẵn 1 tháng, 1 năm,…)
Cho bạn xem qua một ví dụ đến từ Landing Page của Highrise, tỉ lệ chuyển đổi đã tăng vọt 30% chỉ với một sự thay đổi của công ty này ở câu tiêu đề của trang giới thiệu giá (Pricing Page)
Bản gốc |
Bản đã chỉnh sửa |
Không có bất cứ thứ gì thay đổi, ngoại trừ…câu Tiêu đề.
TỐI ƯU HÓA PHẦN CALL-TO-ACTION (CTA)
Bài viết này chủ yếu đào sâu về kĩ thuật Copywriting cần thiết cho người viết bài Landing Page nên những yếu tố nằm ngoài như Phông chữ, Kích cỡ và Vị trí của nút CTA, bạn đọc có thể tham khảo ở bài viết khác cùng chủ đề. Quay lại vấn đề chính, tương tự như với phần Tiêu đề, một thay đổi nhỏ ở nội dung của nút CTA có thể “xoay chuyển” tình thế đối với tỉ lệ chuyển đổi trên trang Web của bạn đấy!
Highrise đã khéo léo ứng dụng Tâm lý học vào Landing Page của mình! |
Trở lại với Highrise, công ty này đã không dùng cụm từ “Sign-up for Free-trial” (Đăng ký để được trải nghiệm miễn phí) như các công ty chuyên cung cấp dịch vụ khác thường làm; Thay vào đó là cụm “See Plans and Pricing” (Tìm hiểu thêm về Gói dịch vụ và Giá cả). Thay đổi này đã khiến CTR tăng khủng khiếp, 200%!! Bí mật của sự thành công vang dội này: câu “See Plans and Pricing” khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng và thoái mái hơn khi đăng ký dịch vụ vì câu này làm giảm tính chất cam kết và hơn hết từ “Đăng ký” gần như là mệnh lệnh, dễ khiến khách hàng cảm thấy mình đang trở thành “con mồi” của nhà cung cấp dịch vụ!! Mặc dù sự thật là 2 nút trên đều dẫn đến cùng một trang với nội dung giống hệt 100%.
Một ứng dụng khác vào việc tối ưu hóa nút CTA đến từ một kĩ thuật viết Tiêu đề phổ biến, làm cho khách hàng cảm thấy sản phẩm…vốn dĩ là của họ. Không hề khó như bạn tưởng, đừng viết “Đăng ký tài khoản của bạn” (Sign-up your free account), hãy “mời” khách hàng “Đăng ký tài khoản của TÔI” (Sign-up MY free account). Bạn thấy câu nào khiến bạn bỗng nhiên bị thôi thúc phải đăng ký ngay tức khắc?
Chỉ bằng “mẹo” nhỏ này (thay một chữ “My” thành “Your”) đã giúp ContentVere và Unbounce tăng lần lượt 24% và 90% tỉ lệ chuyển đổi trên Landing Page! |
Còn nữa này nhé, theo lời khuyên đến từ Copywriter giàu kinh nghiệm Joanna Weibe là hãy “bao vây” nút Đăng ký của bạn với những “Tác nhân kích thích” (click triggers). Hiểu đơn giản là 2, 3 câu đứng bên cạnh sẽ giúp người đọc dễ dàng chuyển đổi hành vi mua hàng và quyết định đăng ký sản phẩm của bạn. Với kĩ thuật này, bạn có thể thêm vào bên cạnh nút Đăng ký:
- Vài đánh giá sản phẩm được chọn lọc kĩ
- Một chút gợi nhắc khách hàng về LỢI ÍCH sản phẩm
- Logo, hình ảnh chứng nhận CHẤT LƯỢNG và ĐỘ TIN CẬY của dịch vụ.
- Một ưu đãi BẤT NGỜ (miễn phí vận chuyển, miễn phí đổi trả,..v..v…)
Người viết bài Landing Page cho trang Friendbuy đã tăng 34% CTR bằng cách áp dụng khéo léo tips nhỏ trên đây, tham khảo nhé:
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.