(TSGT) – Tại sân vận động thị trấn Bắc Yên (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) ngày chủ Nhật – 21/10, các gia đình dân tộc H’Mông đã tái hiện lại khung cảnh trưng cất một mẻ rượu Hang Chú, nét ẩm thực độc đáo lâu đời nơi vùng núi Tây Bắc.
< Thóc ở chảo được đảo liên tục cho ngấm đều men lá thảo dược.
Xuất xứ của loại rượu này là xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, một vùng cao của tỉnh Sơn La, nơi nằm trên đỉnh núi cao giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi quanh năm mây phủ trắng. Người dân H’Mông nơi đây thật thà chất phác lưu giữ nhiều giá trị truyền thống chưa bao giờ mai một.
< Củi liên tục cháy để đạt nhiệt độ yêu cầu.
Dulichgo
Trước đây người Mông thường chưng cất rượu để cúng đất trời, tổ tiên vào những dịp quan trọng như giỗ, Tết, hội làng và đãi bạn hiền. Rượu Hang Chú được chưng cất rất kỳ công. Rượu được làm từ thóc chứ không phải gạo như người đồng bằng. Thóc là loại thóc nương được trồng tại bản, còn gọi là thóc mổ. Loại thóc trồng không năng suất nhưng lại mang đến cho rượu một mùi vị đặc trưng và thơm ngon.
Dulichgo
Thóc được mang đi ủ mầm, sau đó được đem luộc chín từ 4, 5 tiếng. Thóc phải đảo liền tay để chín đều.
< Phụ nữ H’Mông ở bản Pá Cư Sáng A là những người nấu rượu chuyên nghiệp. Cô nào ủ men khéo thì đắt chồng.
Sau đó, người ta cho thóc ra vật đựng để cho nguội, rồi trộn với men lá truyền thống được làm từ các loại lá cây trên rừng vừa có hương thơm đặc trưng vừa gồm nhiều vị thuốc có tác dụng tốt cho cơ thể. Cách lấy men lá được bí truyền, tạo nên nét đặc trưng riêng của mỹ tửu người H’Mông mà chỉ có người H’Mông ở bản Pa Cư Sáng A (Hang Chú) mới biết với quy trình rất kỳ công.
< Thóc cho vào chảo đun sôi trước khi chưng cất ra rượu. Nước được thay liên tục trong quá trình chưng cất rượu. Chảo nước lạnh này giúp hơi nước ngưng đọng lại thành những giọt rượu thơm lừng.
Dulichgo
Thóc được lên men trong thời gian tối thiểu 20 ngày rồi mới mang vào nấu. Nước nấu rượu cũng phải là dòng nước trong trên núi cao, được lấy từ chính xã Hang Chú.
< Giọt rượu thơm ngon chảy ra từ chiếc vòi gắn ở sườn nồi xuống can nhựa.
Với loại rượu thửa có khi người nấu còn kỳ công nấu 2 lần. Lần 1 là lọc cốt và khử tạp chất, lần thứ 2 là nấu cùng những loại lá thơm tạo hương vị riêng cho rượu.
< Xác thóc sau khi chưng cất rượu xong được thu vào bao.
Ông Giàng A Sùng, một trong các gia đình nấu rượu ở đây cho biết: “Chúng tôi đến từ bản Pa Cư Sáng A, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên. Ở bản hiện có khoảng 30 hộ biết nấu rượu. Rượu của chúng tôi nặng, nhưng uống vào rất thơm ngon, êm dịu, đặc biệt không thấy đau đầu…”. Theo ông Sùng, 40kg thóc ngâm ủ sẽ nấu được 20 lít rượu 45 độ.
< Nụ cười cô gái H’Mông bên thành quả của mình.
Dulichgo
Giờ đây các hộ dân tại Pá Cư Sáng đã đầu tư các vật dụng phục nấu rượu một cách đồng bộ. Nấu rượu đã trở thành một nghề xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập chính cho đồng bào H’Mông nơi đây.
Theo Thu Hường (The Saigon Times)
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.