(BNA) – Do tập quán canh tác nương rẫy và cuộc sống sinh hoạt gắn bó mật thiết với thiên nhiên, nên trong văn hóa đồng bào Khơ Mú luôn mang đậm dấu ấn của núi rừng, thể hiện sinh động trong đời sống sinh hoạt, trang phục truyền thống cũng như âm nhạc dân gian và nghệ thuật đan lát.
< Pí tơm có thể dùng để độc tấu hay đệm cho hát tơm. Đây là một loại nhạc cụ đơn giản nhưng có âm sắc khá độc đáo, một loại nhạc cụ gắn bó với đời sống của đồng bào Khơ mú từ bao đời nay,
Nói đến nhạc cụ của đồng bào dân tộc Khơ mú không thể không nhắc tới pí tơm. Đây là một loại nhạc cụ khá độc đáo, được chế tác từ 1 cây nứa nhỏ.
Đây là loại sáo dọc, gần giống như “Pí” của người Thái, với âm sắc độc đáo như tiếng gió vi vu trườn qua các sườn đồi, lòng thung và có khả năng diễn tả tâm trạng, mô phỏng không gian sống của người Khơ Mú nơi các triền đồi của vùng cao đất Nghệ.
Dulichgo
Pí tơm là nhạc cụ chính dùng để đệm cho hát “Tơm”, hát “Kưn chơ” và góp âm sắc để dàn nhạc cụ tre nứa thêm phong phú cho những màn hát múa tập thể trong các ngày lễ hội, là tiếng nói thẳm sâu của tâm hồn, tình cảm cùng những mong ước tốt đẹp về cuộc sống, tình yêu của người Khơ Mú, vì thế người quen gọi nó theo cách gọi của người Thái là cây Pí tơm.
< Sau khi lấy nứa về công đoạn đầu tiên đó là khoét lưỡi gà, đây là công đoạn khó nhất trong các công đoạn chế tác.
Pí tơm được chế tác một cách đơn giản. Người Khơ Mú có thế chế tác ra nhạc cụ độc đáo này ở bất cứ nơi đâu, miễn là chỉ cần có một cây nứa nhỏ có đường kính từ 1-1,5cm. Cây nứa để làm Pí tơm phải đủ tuổi, không quá già.
Dulichgo
Phải chọn những cây có thớ nứa mỏng, nếu chọn nứa non khó làm và không để được lâu, còn thớ nứa dày thì âm thanh phát ra sẽ không hay.
Nghệ nhân đem cắt 7 lóng nứa, mỗi đoạn dài 8cm, chuốt lại rồi luồn vào nhau xếp theo thứ tự to đến nhỏ. Đoạn thứ 3 tính từ gốc, dài chừng 24 cm được khoét 3 lỗ hơi cách nhau 6-7 cm, đoạn ống thứ 7 (phần ngọn) chỉ nhỏ bằng chiếc đũa có cái lưỡi gà.
< Tiếp đến là cắt nhiều đoạn ống nứa có kích cỡ to nhỏ, dài ngắn khác nhau để nối dài ra.
Khác với Pí nhuôn của Thái (có lưỡi gà bằng đồng thau), lưỡi gà của cây Pí Tơm được tạo từ chính thân cây nứa. Nghệ nhân dùng dao sắc tuốt sạch cật cây nứa, sau đó khoét tạo lưỡi gà, độ dài khoảng 1,5 cm, rộng 2mm. Khi thổi, lưỡi gà rung nhẹ để điều tiết khí âm qua các lỗ nhỏ tạo thành những giai điệu mang đậm âm hưởng của đại ngàn.
Dulichgo
Từ những cây nứa, qua đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn thiết tha yêu đời của người đàn ông Khơ Mú đã làm nên những giai điệu lúc rộn ràng, khi sâu lắng. Bản hòa âm ấy nghe như có tiếng suối reo, tiếng gió đại ngàn, tiếng chim rừng gọi bạn và cả tiếng bước chân ngập ngừng. Đó chính là điệu hồn, là tiếng lòng của người Khơ Mú, một dân tộc còn gặp không ít khó khăn trên bước đường phát triển nhưng tâm hồn luôn tươi vui và tràn ngập niềm tin.
Người Miền Trung tổng hợp từ Báo Nghệ An
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.