RaoVat24h
Quản trị kinh doanh

11 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Sếp Của Bạn Là Người Cầu Toàn

Advertisement
Trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, chủ nghĩa hoàn hảo không hẳn là một điều tồi tệ. Bạn có bao giờ nghĩ rằng một người luôn cố gắng trở nên hoàn hảo và điên cuồng theo đuổi những tiêu chuẩn xa vời thực tế sẽ trở nên thành công? Nếu câu trả lời là không thì bạn đúng rồi đấy.


David Foster Wallace (một tác giả, học giả người Mỹ) từng viết rằng chủ nghĩa hoàn hảo rất nguy hiểm, nó có thể giết chết tính sáng tạo và hiệu suất.
Sự cầu toàn có thể phá hỏng sự nghiệp của các nhà quản lý bởi nó khiến họ ưu tiên sai đối tượng, đánh giá quá cao năng lực của bản thân và trở nên khắt khe với đồng nghiệp của mình.
Điều đó nghe không tốt chút nào nhỉ?
Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn đang làm việc với một người cầu toàn. Một người sếp đi theo chủ nghĩa hoàn hảo sẽ không chỉ làm tổn thương chính họ, mà còn có thể làm giảm năng suất làm việc của toàn bộ nhân viên bởi những tiêu chuẩn vô lý, không có khả năng thực thi.
Sau đây là những dấu hiệu chứng tỏ sếp của bạn đang là một người cầu toàn:

1. Họ thường để ý đến tiểu tiết

Nếu sếp của bạn thường trách móc bạn vì những lỗi nhỏ nhặt và không hay nhìn vào bức tranh toàn cảnh của vấn đề, thì đây chính là dấu hiệu đầu tiên của sự cầu toàn.

2. Họ luôn ở trong thế phòng thủ

Người theo chủ nghĩa hoàn hảo không thích yêu cầu sự giúp đỡ. Theo một bài viết trong Dịch vụ Tư vấn và Tâm lý của trường Đại học Brown, những người cầu toàn khi bị chỉ trích, họ có xu hướng phản ứng lại hoặc thu về phòng thủ. Vì vậy, nếu sếp của bạn không thể chịu đựng được những chỉ trích hay góp ý mang tính chất xây dựng, thì đó cũng là một báo động đỏ.

3. Họ không thích giao quyền

Những người cầu toàn thường cảm thấy khó có thể tin tưởng vào người khác. Chính vì vậy, họ thường không thích giao quyền cho những nhân viên khác, bởi họ tin rằng không ai có thể làm tốt hơn bản thân mình. Điều này vô tình khiến việc phân chia nhiệm vụ cho các nhân viên trở nên khó khăn hơn bao giờ hết

4. Họ thường dễ dàng bị stress

Khi mọi việc không đi theo đúng chiều hướng như dự định, sếp của bạn sẽ cảm thấy thất vọng hay thậm chí giận dữ, đây là phản ứng rất bình thường. Tuy nhiên, một người cầu toàn thường sẽ có khuynh hướng phản ứng mạnh mẽ hơn, ngay cả khi đó chỉ là một lỗi nhỏ, ví dụ như việc quên không làm việc gì đó hay có sự hiểu nhầm trong một cuộc hội thoại.

5. Họ luôn cố hoàn thiện những người xung quanh.

Sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên khi người cầu toàn luôn muốn thay đổi những người xung quanh họ. Thực chất họ không muốn trở nên đáng ghét trong mắt người khác, mà chỉ đơn giản là họ muốn hoàn thiện tất cả mọi thứ theo chiều hướng hoàn hảo nhất.

6. Họ bị ám ảnh với sự sắp đặt

Tiến sĩ Adrian Furnham đã từng viết trên tờ “Tâm Lý Học Ngày Nay” (Psychology Today) rằng: “ những người cầu toàn thường đi liền với sự gọn gàng, ngăn nắp”

7. Họ không thực tế

Những người sếp cầu toàn  thường yêu cầu bạn làm việc nhiều hơn và nhiều hơn nữa – vượt xa khỏi những thứ có thể thực thi.
Sẽ thật là tuyệt vời nếu bạn có một người lãnh đạo biết đặt ra những mục tiêu lớn. Tuy nhiên, đi kèm với điều đó sẽ là những tham vọng và cải tiến liên tục. Nếu sếp của bạn không biết cách cân bằng giữa hai điều này thì họ sẽ vô tình biến giấc mơ ấy trở nên không thực tế.

8. Họ không tha thứ cho những “lỗi lầm”

Dĩ nhiên chẳng một ai muốn gây ra lỗi lầm cả. Tuy nhiên, trong một môi trường làm việc lành mạnh, mắc lỗi chính là một cách để ta tích lũy kinh nghiệm. Từ đó, chúng ta có thể phát triển cũng như hoàn thiện công việc một cách có hiệu quả hơn.
Nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu như bạn làm việc với một người sếp cầu toàn. Họ sẽ không tha thứ cho bất cứ sai lầm nào, dù chỉ là một lỗi rất nhỏ.

9. Họ không quyết đoán

Có người từng nói rằng “ những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường phải trăn trở khá lâu trước khi đưa ra một quyết định dù là đơn giản’. Vì vậy nếu sếp của bạn thường đi tới đi lui và phải suy nghĩ rất lâu về một vấn đề trước khi đưa ra quyết định thì đó sẽ là một dấu hiệu xấu đấy.

10. Họ nói “không” rất nhiều

Những người cầu toàn thường ít khi mạo hiểm. Nếu họ lo lắng rằng dự án có thể không thành công, họ sẽ dừng luôn dự án đó. Điều này khiến họ khó có được những đột phá mới.

11. Họ làm việc kém năng suất

Hiệu suất làm việc của người cầu toàn thường không quá cao. Họ thường hướng đến sự hoàn hảo tuyệt đối và để ý đến tiểu tiết mà không xếp chúng vào những vị trí ưu tiên phù hợp.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (901) 369.468