Chương 7: Các phương pháp kiểm tra số liệu kế toán.
Kiểm tra số liệu là yêu cầu tất yếu khách quan của kế toán. Trong quá trình ghi chép hàng ngày kế toán phải kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết với số tổng cộng, giữa chứng từ với số sách nhằm bảo đảm cho việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác.
Tuy nhiên sự sai sót trong quá trình tính toán, xử lý số liệu và ghi chép sổ sách là điều vẫn có thể xẩy ra vì khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán rất lớn.
Do đó vào lúc cuối kỳ trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần phải kiểm tra lại toàn bộ số liệu đã ghi chép, tính toán trong kỳ nhằm bảo đảm sự đáng tin cậy của các chỉ tiêu kinh tế sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lúc cuối kỳ.
Phương pháp kiểm tra thường dùng là lập bảng cân đối số phát sinh, bảng đối chiếu số phát sinh, bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
1. Nội dung và kết cấu của bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối số phát sinh là phương pháp kỹ thuật dùng để kiểm tra một cách tổng quát số liệu kế toán đã ghi trên các tài khoản tổng hợp.
Bảng cân đối số phát sinh được xây dựng trên 2 cơ sở:
– Tổng số dư bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số dư bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp.
– Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số phát sinh bên Có cửa tất cả các tài khoản tổng hợp.
Kết cấu của bảng cân đối số phát sinh được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị: …….
2. Phương pháp lập bảng
– Cột số thứ tự: Dùng để đánh số theo tuần tự cho các tài khoản đã sử dụng trong kỳ từ tài khoản thứ nhất cho đến hết.
– Cột tên tài khoản: Dùng để ghi số hiệu và tên của tài khoản của tất cả các tài khoản tổng hợp từ loại 1 đến loại 9. Mỗi tài khoản ghi trên một dòng, ghi từ tài khoản có số hiệu nhỏ đến số hiệu lớn không phân biệt tài khoản có còn số dư cuối kỳ hay không hoặc trong kỳ có số phát sinh hay không.
– Cột số dư đầu kỳ: Ghi số dư đầu kỳ của các tài khoản tương ứng. Nếu số dư bên Nợ ghi vào cột Nợ, số dư bên Có ghi vào cột Có.
– Cột số phát sinh trong kỳ: Ghi tổng số phát sinh trong kỳ của tài khoản tương ứng, tổng số phát sinh bên Nợ ghi vào cột Nợ, tổng số phát sinh bên Có ghi vào cột Có.
– Cột số dư cuối kỳ: Ghi số dư cuối kỳ của các tài khoản tương ứng. Nếu số dư bên Nợ ghi vào cột Nợ, số dư bên Có ghi vào cột Có.
– Cuối cùng, tính ra. tổng số của tất cả các cột để xem giữa bên Nợ và bên Có của từng cột: Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ có bằng nhau từng cặp một hay không.
3. Tác dụng của bảng cân đối số phát sinh
– Bảng có tác dụng trong việc kiểm tra công việc ghi chép, tính toán. Thể hiện ở những điểm:
+ Xét theo động tổng cộng thì: Tổng số bên Nợ và bên Có của từng cột số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ nhất thiết phải bằng nhau (3 = 4, 5 = 6, 7 = 8).
+ Xét theo từng tài khoản trên từng dòng thì: Số dư cuối kỳ phải bằng số dư đầu kỳ cộng phát sinh tổng trừ phát sinh giảm. Nếu không xảy ra như trên thì trong ghi chép, tính toán chắc chắn có sai sót.
– Nhìn vào bảng có thể đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị.
– Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán.
– Cung cấp tài liệu cho việc phân tích hoạt động kính tế.
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.