RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Bánh giầy – món ăn thương nhớ của người Tày trên đất Đắk Nông

Advertisement

(BĐN) – Người Tày thường bảo, mỗi khi trẻ con quấy khóc, chỉ cần “dụ” rằng sẽ làm bánh giầy cho ăn là chúng trở nên ngoan ngoãn, vâng lời. Bánh giầy là món ăn dân gian được làm bằng xôi giã thật mịn, nặn thành hình tròn, dẹt, có nhân bên trong. Loại bánh này thường được người Tày làm vào dịp lễ, tết, cúng mừng vụ lúa mới, lễ cưới hoặc là lúc có khách quý tới chơi nhà…

Trên mảnh đất Đắk Nông, nơi được xem là quê hương thứ hai của nhiều hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc đến định cư, trong đó có người Tày. Nhiều thế hệ người Tày đã lớn lên trong mùi bánh giầy thơm ngon của các bà, của các mẹ làm nên. Chiếc bánh như nhắc nhở, cũng như gắn kết cuộc sống, con người Tày với mảnh đất nơi đây.

< Cối đá – một trong những dụng cụ cần thiết để giã lúa thành gạo, giã xôi thành bột để làm bánh của người Tày.

Nguyên liệu để làm chiếc bánh giầy truyền thống rất đơn giản bao gồm nếp, đậu xanh hoặc vừng đen, đường. Loại nếp được chọn thường là nếp nương hoặc nếp cái hoa vàng. Gạo nếp được đem vo, sau đó ngâm trong nước ấm khoảng 6 – 8 giờ rồi vớt ra để ráo nước, cho vào chõ truyền thống đồ (nấu cách thủy bằng hơi) chín thành xôi. Gạo nếp thường được đồ kĩ từ 30 – 40 phút để xôi thật chín mềm. Khi đồ đến lúc lên hơi, người ta còn tưới thêm nước sôi để khi giã bánh sẽ dẻo hơn. Xôi được đem giã nhuyễn ngay khi còn nóng để bảo đảm bánh mềm, mịn và dẻo.
Dulichgo
Người Tày dùng tấm bạt ni lông hoặc cối đá, cối gỗ tốt cùng chày tre nặng, chày gỗ để giã xôi. Đây là công đoạn đòi hỏi sức vóc và nhiều người cùng thực hiện. Trong khi giã phải lưu ý đảo liên tục cho xôi nhuyễn đều. Xôi được giã cho đến khi biến thành bột gạo nhuyễn, dẻo, mịn, hòa quyện vào nhau.

< Những hạt gạo nếp trắng tinh, thơm ngon được người Tày chuẩn bị để làm bánh giầy.

Bánh giầy người Tày còn có thể làm thành nhiều màu như xanh, đỏ, tím, vàng… từ các loại lá, củ trong vườn. Các loại lá như lá cẩm, lá dứa, củ nghệ, quả gấc… nấu lên tạo màu nước, sau đó đem ngâm với gạo. Như vậy, sau khi đồ xôi rồi giã thành bột, người Tày có thể làm thành những chiếc bánh giầy nhiều màu sắc tùy theo ý thích.

Sau giã nhuyễn là công đoạn làm nhân bánh. Tùy theo sở thích của từng gia đình mà nhân bánh có sự khác nhau trong hương vị, nguyên liệu, nhưng phổ biến nhất vẫn là nhân đậu xanh và nhân vừng đen. Cách làm nhân bánh cũng không quá khó nhưng yêu cầu kết hợp số lượng nguyên liệu để tạo nên hương vị chuẩn xác. Nếu làm nhân đậu xanh, người nấu phải chuẩn bị loại đậu xanh đã bóc vỏ, sau đó nấu chín rồi đánh nhuyễn với mật mía. Nhân vừng đen là hỗn hợp đậu phụng rang vàng, hạt mè rang trộn với đường vàng rồi giã nhuyễn.

Sau khi chuẩn bị xong bột nếp và nhân, phụ nữ Tày tiến hành công đoạn nặn bánh. Bột được lấy thành những phần nhỏ cỡ ½ nắm tay người lớn hoặc to bằng chiếc đĩa tùy thuộc vào mục đích sử dụng bánh vào dịp lễ, Tết, cúng tổ tiên, lễ cưới hay bữa ăn gia đình…
Dulichgo
Cục bột được dàn mỏng, đổ nhân vào chính giữa kết miệng bánh lại đều xung quanh ôm lấy nhân bánh. Những chiếc bánh giầy hình tròn, dẹt, đường kính khoảng 10 cm gọi là bánh con. Những chiếc bánh cha, bánh mẹ có kích thước lớn, đường kính khoảng 50 đến 60 cm, thường không có nhân. Loại bánh to này thường được làm trong lễ cưới của người Tày. Những chiếc bánh nóng hổi được phết một lớp sáp ong hoặc mỡ lợn để giữ độ bóng, dẻo, thơm và để chúng không dính vào nhau.

< Bánh giầy trên mâm cúng thần linh sau một vụ mùa của người Tày.
Dulichgo
Chiếc bánh nóng hổi bốc mùi thơm dịu của gạo nếp, rất dễ ăn lại không ngấy. Cắn một miếng bánh vào miệng, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn đều thích thú với sự dai dẻo của nếp hòa cùng vị ngon ngọt của các loại nhân bánh. Để có một chiếc bánh giầy thơm ngon là hình ảnh mồ hôi của ông cha trên nương rẫy làm nên những hạt gạo căng tròn, là vẹn tròn tình cảm của người bà, người mẹ nặn nên.

Chiếc bánh được dâng cúng thần linh, tổ tiên như thể hiện lòng biết ơn của người Tày đối với cha ông và đất trời. Dù đi đâu, ở đâu, sau mỗi vụ thu hoạch mùa trên nương rẫy, phụ nữ Tày đều lưu trữ các loại nguyên liệu, dùng đôi bàn tay cần cù, khéo léo của mình làm nên những chiếc bánh giầy thơm ngon, gây thương nhớ cho bao thế hệ người Tày.

Theo H’Mai (Báo Đắk Nông)

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468