RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Bí ẩn hầm ngầm nhiều ngách giữa Hà Nội

Advertisement

(DVO) – Người dân làng Xuân La (Hà Nội) vẫn truyền tai nhau về một hầm mộ kỳ bí nằm dưới nền đình Quán La nhưng ít người dám xuống bởi họ sợ khí độc, nhiễm bệnh.

< Từ cửa hầm xuống bên dưới khoảng 3m.

Cửa hầm nằm ngay bên hông đình Quán La (phường Phương La, Tây Hồ), nằm sâu so với mặt đất chừng hơn 3m. Với một cửa lớn, và có những ngách nhỏ, công trình có dạng vòm cuốn, được xếp múi bưởi rất khít.

< Cửa hầm mộ bí ẩn có hàng nghìn năm nay (!) nằm dưới lòng đất ở đình Quán La (Tây Hồ, Hà Nội) thế này đây.
Dulichgo
Ông Nguyễn Văn Ngư, Trưởng Ban quản lý di tích đình Quán La cho biết, người dân nơi đây thường gọi hầm bí ẩn nằm sâu dưới lòng đất là là “địa đạo”. Hầm này có từ lâu, nhưng đến thời Lý thì được xây lại với gạch bản to, chắc chắn, rất ít người giám xuống bởi họ sợ khí độc.

< Bên dưới tăm tối, ẩm ướt, cây cỏ mọc rêu phong trên những viên gạch.

“Từ thủa nhỏ, tôi đã từng chạy vào phía bên trong hầm, thấy đường hầm rất ngoằn nghèo và tối. Bên trong có 5 cửa hầm chạy theo 5 hướng, hầm được xây bằng gạch có hoa văn rất đẹp, xếp hình quạt xòe vòm theo lối trụ vững chắc. Hiện nay còn có 3 đường hầm rêu phong phủ kín”, ông Ngư cho hay.

< Ông Nguyễn Văn Lực (thủ từ đình Quán La) cầm đèn pin xuống bên dưới nhưng ánh sáng đèn pin không đủ soi chiếu để quan sát.

Theo ông Ngư, tôi đọc sách “Tây Hồ chí” có ghi những câu chuyện huyền bí xung quanh về căn hầm, ví như câu chuyện khi mùa nước lên, đã từng có người dùng một quả bưởi đánh dấu và thả xuống cửa “địa đạo” và sau đó tìm thấy ở Hồ Tây. Có ý kiến còn suy luận địa đạo này dài nhiều cây số và chạy đi nhiều hướng vào nội thành. Cũng có thông tin cho rằng đó là hầm luyện đan sa của một đạo phái nào đó…

< Ông Lực dòng dây điện từ bên trong đình ra thắp sáng bóng điện.

Để khám phá hầm mộ bí ẩn, ông Nguyễn Văn Lực, thủ từ đình Quán La dẫn chúng tôi vòng ra phía sau đình, đến một cửa hầm lớn, nhìn xuống dưới thấy tối, cây cỏ rêu phong mọc xung quanh cửa hầm.
Dulichgo
Đứng trước cửa hầm, ông Lực nói: “Hang này nằm dưới đình Quán La, từ xa xưa các cụ cho rằng đó là mộ của người Hán, đến tận bây giờ nhiều người cũng không hiểu đó là hầm gì. Hầm ẩn sâu dưới lòng đất, nước lớn kiểu gì hầm cũng không bị thấm nước hay nước tràn vào”.

< Bên trong có 3 ngách hình vòng cung, xây bằng gạch xếp múi bưởi rất khít.

Hiện bên dưới hang có 3 ngách, theo các cụ truyền lại thì một ngách đi Hồ Tây, một ngách đi Xuân Đỉnh, một ngách đi sông Hồng. Từ mặt đất xuống dưới khoảng 3m, hầm được xây cuốn lại. Mỗi hầm rộng khoảng 1,5m, cao khoảng 1,6m.

“Hai cửa hầm hiện đã bị bịt kín còn một của hầm vẫn mở nhưng chưa một ai dám khám phá bởi họ sợ khí độc nào đó dưới hầm mộ. Hôm nào trời nắng xuống bên dưới rất khó thở, người khỏe chỉ ở bên dưới được khoảng gần 1 phút lại phải đi lên”, ông Lực cho hay.

< Hai cửa hầm đã bị bịt kín.

Ông Lực cầm một chiếc đèn pin dẫn chúng tối xuống khám phá hầm mộ, vừa xuống cầu thang dẫn xuống dưới khoảng 1m, chúng tôi đã thấy khó thở. Xuống tới đáy, cảm giác càng khó thở hơn, không gian âm u, tối om.

Theo ánh đèn pin của ông Lực, chúng tôi nhìn thấy 3 cửa hầm xây hình vòm bằng gạch, gạch được in các hoa văn rất đẹp. Của hầm đầu tiên sâu khoảng 3m nhưng đã bị bịt kín, của hầm thứ hai dài khoảng 5m cũng bị bị kín.

< Một cửa hầm sâu vào bên trong lòng cung nhưng chưa ai dám chui vào khám phá.
Dulichgo
Càng đi vào bên trong càng ngạt thở, sau khi đi bên trong của hầm thứ hai, cảm giác càng ngột ngạt, khó thở khiến chúng tôi và ông Lực phải chạy ra cửa hầm, lên trên ngồi thở dốc.

Sau khi ngồi vài phút, chúng tôi quyết định xuống hầm với anh Nguyễn Xuân Lương (người dân làng Xuân La), anh Lương cầm đèn pin vào bên trong của hầm thứ ba. Cửa hầm này dài khoảng 7m, bị bịt kín, khi đi tới cuối hầm có một lỗ thủng một một người chui vừa, ăn sâu vào bên trong là một ngách ngang vuông góc với lối vào.

< Anh Nguyễn Xuân Lương (người dân làng Phương La) thắp nến xuống bên dưới nhưng vừa đưa xuống cửa hầm khoảng hơn 1m, nến tắt. Dùng bật lửa bật liên tục nhưng không lên được lửa.

Nhưng cũng như lần trước, chúng tôi và anh Lương phải chạy lên của hầm để thở sau khi xuống bên dưới khoảng một phút.

“Cảm khó thở, tức ngực khi vào bên trong và có mùi như thuốc bắc. Khi lên cửa hầm cảm giác choáng váng, nhất định đất ở dưới có chứa chất gì đó vì hầm sâu trăm mét tôi đã vào rồi”, anh Lương thở dốc vừa nói.

< Càng đi sâu vào bên trong cảm giác càng khó thở, tức ngực. Khi lên hầm đầu óc choáng váng, anh Lương cho biết.
Dulichgo
Để kiểm chứng ít oxy ở dưới hầm, ông Lực mang một cây nến, thắp sáng ở phía trên và đưa anh Lương đi xuống hầm nhưng vừa xuống dưới hầm khoảng 1m, nến tắt, anh Lương cầm bật lửa ga bật để thắp sáng ngọn nến nhưng anh bật nhiếu lần không lên được lửa.

Theo ông Lực, đã có một số nghiên cứu, người thì cho rằng đó là hầm mộ Hán, người khác cho rằng đó là hầm luyện thuốc còn người dân trong vùng chỉ biết đó là hầm dưới đình. Mọi người thường hay gọi đó là “địa đạo” hay Thiên Động. Nhân dân trong vùng không muốn đào sâu thêm để đề phòng đất ải dễ bị sập, sụt làm ảnh hưởng đến nền móng đình.

Theo Hồng Phú (Dân Việt)
Người Miền Trung !

ĐGD: Xem để giải trí, xem cho biết. Các bạn đừng vào đây nếu không có các công cụ trợ thở vì có thể chết ngạt đấy!

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468