Khi thị trường bước vào giai đoạn bão hòa, cạnh tranh khốc liệt, ngoài yếu tố nâng cao chất lượng, nhà sản xuất thường áp" />
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị Marketing

Các hình thức khuyến mãi trong Marketing: Bạn đã biết hết?

Advertisement
Khi thị trường bước vào giai đoạn bão hòa, cạnh tranh khốc liệt, ngoài yếu tố nâng cao chất lượng, nhà sản xuất thường áp dụng các chiêu thức khuyến mãi để thu hút khách hàng. Các chương trình khuyến mãi đều nhắm vào mục đích tăng nhanh doanh số và thường được quảng cáo bằng những poster treo tại các cửa hàng, gởi thư đi khắp nơi, quảng cáo trên báo và tờ bướm. Doanh thu của các công ty đã tăng lên rất nhiều nhờ vào chi phí quảng cáo.
Vào năm 1969, 53% trong tổng ngân sách dành cho việc tiếp thị được sử dụng vào mục đích quảng cáo. Chỉ khoảng hai mươi năm sau, Donnelly Marketing đã báo cáo rằng 70% ngân sách đó lại đổ vào những chương trình khuyến mãi.
Sau đây là các hình thức khuyến mãi trong marketing hiệu quả mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn khi tiến hành chiến dịch khuyến mãi của mình:

1. Thẻ giảm giá – Một trong các hình thức khuyến mãi trong Marketing phổ biến nhất

Thẻ giảm giá (coupon) là một trong các hình thức khuyến mãi trong marketing được sử dụng rộng rãi nhất. Theo nhà cung cấp dịch vụ Marketing NCH Promotional Services, các công ty ở Canada đã phát hành 2,32 tỷ thẻ giảm giá trong năm 2002. Trong số đó, 110 triệu thẻ đã được dùng đến. Những coupon như vậy đem lại nhiều lợi ích khác nhau:
  • Giúp khởi động lại một nhãn hiệu đang xuống dốc.
  • Giúp gia tăng thị phần trong một thời gian ngắn.
  • Kích hoạt sự chú ý của khách hàng đến nhãn hiệu của bạn.
  • Giúp bạn tiếp cận được với vô số khách hàng trong một thời gian ngắn.
  • Giảm thiểu sự mất lòng tin của khách hàng.
Information Resouces Inc đưa ra báo cáo rằng 25% (hoặc hơn) doanh thu của các nhãn hiệu nổi tiếng như nước súc miệng Scope, thuốc aspirin Bayer, sốt ướp thịt nướng của Kraft, ngũ cốc Kellogs và bột giặt Wisk đến từ coupon. Cho đến những năm cuối thập kỷ 80, người ta đã tính được rằng 20,8% doanh thu của các mặt hàng thức ăn nhanh đến từ các coupon giảm giá hoặc coupon đặc biệt.
Theo một báo cáo của Nielsen, 58% tổng số hộ gia đình ở Mỹ dùng đến thẻ giảm giá vào năm 1971, 65% vào năm 1975 và 76% vào năm 1980. Số khách hàng sử dụng thẻ giảm giá nhiều nhất rơi vào các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu.
Mức độ thông dụng của thẻ giảm giá thay đổi tuỳ theo quốc gia. Tỷ lệ ở Canada trong năm 2004 là khoảng 4%, trong khi con số đó là 56% ở Bỉ, 16% ở Ý và Tây Ban Nha, và 7,5% ở Anh.
Bên cạnh những lợi ích nêu trên, Coupon (thẻ giảm giá) cũng tồn tại hai nhược điểm. Thứ nhất, hơn 20% số coupon bị sử dụng vào các một cách gian lận và càng ngày càng khiến cho các nhà kinh doanh phải đau đầu. Đồng thời, coupon vẫn thất bại trong việc gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với một nhãn hiệu nào đó hoặc trong việc tăng doanh số bán ra xét về tầm trung và lâu dài.

2. Sản phẩm dùng thử – Một trong các hình thức khuyến mãi trong Marketing cho sản phẩm mới

Phân phát sản phẩm dùng thử miễn phí là một trong các hình thức khuyến mãi trong marketing đầy uy lực trong việc thúc đẩy doanh số bán ra cho một sản phẩm hiện có, hoặc cho một nhãn hiệu mới ra đời. Ngay cả khi không có các nỗ lực quảng cáo hay khuyến mãi khác, 33% số người nhận được một mẩu sản phẩm thử cho một nhãn hiệu cà phê mới sẽ kể lại cho bạn bè và gia đình nghe về nhãn hiệu đó.
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, các việc nếm thử sản phẩm có thể kích hoạt việc mua sản phẩm ngay sau khi thử 8 trên 10 lần. Đối với ngành công nghiệp sản xuất nước hoa, mẩu thử, chứ không phải là quảng cáo, thường là yếu tố tạo nên sự khác biệt. “Chúng ta sẽ vẫn cần đến quảng cáo để xác lập hình ảnh nhãn hiệu, nhưng chúng tôi đã phát hiện ra rằng, điều quan trọng nhất ta có thể làm cho một mùi hương mới là đưa nó đến tận tay người tiêu dùng.” Sharon LeVan, Phó Chủ Tịch Hãng mỹ phẩm Max Factor phát biểu.

3. Quà tặng – kéo khách hàng hiệu quả nhất trong các hình thức khuyến mãi trong Marketing

Quà tặng là một phương tiện khác trong các hình thức khuyến mãi trong marketing để kéo khách đến cửa hàng. Hãng McDonald’s đã phát ra đến 1,5 tỉ món đồ chơi trên toàn thế giới mỗi năm thông quá gói Happy Meal. Trên thực tế, McDonald’s và các đối thủ cạnh tranh phát ra lượng đồ chơi chiếm đến gần 1/3 tổng lượng đồ chơi phân phối hàng năm tại Mỹ.
Nếu bạn khuyến mãi bằng cách tặng quà, hãy bảo đảm đó là một món quà bất ngờ. Sự tò mò là một trong những động lực có tính thôi thúc cao nhất xét về bản năng con người. Nếu bạn nói cho khách hàng biết chính xác bạn sẽ tặng gì, một vài người sẽ vẫn cần nó, nhưng sẽ có một số đông đáng kể quyết định rằng họ không cần nó.

4. Giảm giá – Yếu tố then chốt trong các hình thức khuyến mãi trong Marketing

Giá sản phẩm là yếu tố khiến khách hàng quyết định sẽ mua hoặc tránh xa sản phẩm của bạn. Một nghiên cứu của Cahners Advertising Research Report cho thấy 98,7% khách hàng bị ảnh hưởng bởi giá khi họ mua một sản phẩm nào đó.
Việc thiết lập giá sản phẩm đòi hỏi sự tính toán rất phức tạp và đầy tính khoa học. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy sản phẩm có giá kết thúc bằng số lẻ đạt doanh số cao hơn các sản phẩm có giá kết thúc bằng số chẵn. Khoảng 80% giá sản phẩm kết thúc bằng số 9 hoặc 5.

Jo Marney, một chuyên viên tư vấn về quảng cáo/truyền thông ở Toronto cho rằng: “Định giá là một môn khoa học phức tạp và thay đổi theo sản phẩm và thị trường. Rất nhiều sách marketing căn bản cho rằng, giá kết thúc với các số lẻ (ví dụ 1,3,5,7,9), hoặc gần một con số làm tròn nào đó (ví dụ: 99, 98) sẽ kích thích người mua.
Brian Wansink đã có một khám phá thú vị về giá cả và hình thức sản phẩm. Nếu khách hàng được mua súp đóng hộp với giá 79 cent không giới hạn số lượng, thường thì họ sẽ mua 3 hoặc 4 hộp cùng lúc. Tuy nhiên, nếu áp đặt giới hạn một khách chỉ được mua 12 lon, khách hàng sẽ mua trung bình khoảng 7 hộp, nghĩa là tăng số lượng mua tăng lên đến 112%. Trong cùng một mạch như vậy, một poster quảng cáo khuyến mại mua 4 hộp với giá 4 đô la sẽ bán chạy hơn lời chào mời “1 lon giá chỉ 1 đôla”.
Tuy vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, hãy nhớ kiểm tra kỹ nội dung thông báo giá khuyến mãi trước khi gửi đi in chính thức. Năm 1993, một mẩu quảng cáo cho hãng hàng không Continental Airlines trên tờ Boston Globe với nội dung khuyến mãi giá vé cho các chuyến bay từ Boston đến Los Angeles là 48 đôla thay vì 148 đô la. Chỉ thiếu mỗi số 1 mà hãng này phải chịu một khoản lỗ đến 4 triệu đôla.

5. Bao bì cũng là một trong các hình thức khuyến mãi trong Marketing

Hãy sử dụng bao bì để quảng bá sản phẩm của mình bất cứ khi nào có thể. Trong giai đoạn nghỉ lễ cuối năm 1990, Coca-Cola bán ra loại chai dành cho kỳ lễ năm đó theo kiện 6 chai, có in hình ông già Noel trên thân chai. Hình thức này tiếp tục được áp dụng trong nhiều năm sau đó dưới dạng lon và cả chai nhựa cỡ lớn. Trong kỳ Giáng Sinh, hãng bia Anheuser-Busch đổi thiết kế bao bì thông thường của mình sang kiện 12 chai và 24 chai Budweiser với hình ảnh những đội ngựa đua Clydesdale đứng trong tuyết. Nhưng “chỉ có các nhãn hiệu với danh tiếng đã được xác lập mới có khả năng tung hứng với các chi tiết bao bì đã được đăng ký của mình”, theo phát biểu của Howard Alport thuộc Lipson-Alport-Glass & Associates.
Bạn cũng đừng quên kiểm tra bao bì sản phẩm của mình trước khi tung ra thị trường. Chương trình khuyến mãi Magic Summer năm 1990 (tạm dịch “Mùa hè diệu kỳ”), một trong những chiến dịch lớn nhất trong lịch sử của hãng Coca-Cola, đã bị ngưng đột ngột khi “thiết bị khuyến mãi” trên khoảng 750,000 lon nước giải khát có ga này có vấn đề. Thiết bị này đáng lẽ sẽ bung ra các loại giải thưởng là tiền mặt hoặc piếu xác nhận trúng thưởng trị giá từ 5 đến 200 đôla khi mở nắp lon, nhưng có lúc nó lại bị xì hơi thay vì bung lên.
Chuỗi cửa hàng Taco Bell đã phải thu hồi 300.000 chai nhựa sau khi phát hiện ra rằng có một đứa trẻ đã tự tháo rời được phần thân trên của chai và đã thử nuốt phần miệng chai. Hãng Hardee’s Food Systems cũng đã tự nguyện thu hồi 2,8 triệu đồ chơi khuyến mãi sau khi một vài đứa trẻ cố nuốt thử pin của đồ chơi.

6. Miễn phí và tặng kèm – một trong các hình thức khuyến mãi trong Marketing khách hàng không muốn chối từ

Khi giá cả ngày càng đắt đỏ thì những mẩu quảng cáo có kèm sản phẩm miễn phí (dạng “Mua 3 tặng 1”) và những lời đề nghị đặc biệt khác (như tặng dầu xả miễn phí kèm theo dầu gội đầu”) sẽ thu hút được nhiều “thượng đế”.

7. Chương trình khách hàng thân thiết ngày càng cần thiết trong các hình thức khuyến mãi trong Marketing

Tem tiết kiệm (Saving stamps) là một trong những chương trình tạo lập khách hàng thân thiết đầu tiên. Tập đoàn bán lẻ Sperry & Hutchinson đã giới thiệu loại Tem Xanh S&H – S&H Green Stamps – ở Jackson, Mississippi vào năm 1896 với mục đích đơn giản là để thưởng cho sự trung thành của khách hàng. Khi tích đủ số điểm tem quy định, người tiêu dùng có thể đem đổi lấy các mặt hàng trong một cuốn catalogue theo quy định của hãng mà không cần trả tiền. Hãng sản xuất thực phẩm General Mills giới thiệu cách tính điểm thưởng Betty Cocker vào thập niên 1920. Vào thập niên 1950, các công ty sản xuất thuốc lá bắt đầu các chương trình khách hàng trung thành bằng cách kèm coupon vào các gói thuốc.
Chương trình khách hàng thân thiết – một trong các hình thức khuyến mãi trong marketing bắt đầu phát triển mạnh vào thập niên 1980. Các hãng hàng không là những công ty đầu tiên nhận ra tiềm năng của chiêu thức này. Chương trình khách hàng thân thiết cũng được tạo lập và giữa thập niên 1980 bởi rất nhiều các chuỗi khách sạn lớn như Marriott, Holiday Inn, Radisson và Hyatt. Một nghiên cứu của Radisson cho thấy, 70% tổng số khách du lịch được điều tra bị ảnh hưởng bởi chương trình khuyến mãi theo phương thức này.
Ngày nay, người ta tính toán được rằng có đến 60% dân số Canada có thẻ khách hàng thân thiết, trong khi có gần 70% khách mua hàng người Mỹ có tham gia ít nhất một chương trình khách hàng thân thiết. Các chương trình khách hàng thân thiết được dựa trên một lập luận căn bản rằng 80% tổng doanh thu đến từ 20% tổng số khách hàng, bất kể hình thức chương trình. Một công ty có thể bảo đảm đạt chỉ tiêu tài chính nếu thu hút được 20% số khách hàng này.
Những chương trình khách hàng thân thiết như Air Miles, Optimum và Aeroplane ở Canada không chỉ giúp thúc đẩy doanh thu của công ty mà còn giúp cho công ty hiểu hơn về khách hàng của mình. Zellers đã duy trì được chương trình khách hàng thân thiết của mình suốt gần 15 năm qua. Club Z có gần 10 triệu khách hàng thành viên, trong đó 7,6 triệu thành viên mua hàng đều đặn hàng tháng.
Chương trình khách hàng thân thiết của Canadian Tire với loại tiền riêng Canadian Tire là một ví dụ khác về một kế hoạch độc đáo và hiệu quả được khởi sự từ năm 1958. Khách hàng quay lại cửa hàng và mua đến 80% số tiền in đặc biệt của hãng. Ước chừng có một số lượng tiền in đặc biệt này trị giá khoảng 200 triệu đô la Canada được lưu hành. Tiền mặt có thể được thay thế bằng tem. Trong cả hai trường hợp, ý tưởng vẫn là một: mang khách hàng quay trở lại với cửa hàng hoặc sản phẩm của mình.

8. Tổ chức các cuộc thi – Hiệu quả lan truyền nhất trong các hình thức khuyến mãi trong Marketing

Tổ chức các cuộc thi là một trong các hình thức khuyến mãi trong marketing hào hứng nhất để áp dụng đối với khách hàng. Các cuộc thi khiến mọi người sẵn sàng dùng các sản phẩn mới hơn và làm yêu thích các sản phẩm đó hơn. Thậm chí, trong nhiều năm gần đây, nhiều công ty đã đưa ra những loại giải thưởng cụ thể và có giá trị như nữ trang, tiền mặt , các loại thẻ, tàu thuyền… để thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện một chương trình khuyến mãi kiểu này, đừng mắc phải những sai lầm của các công ty như Kraft, Anheuser-Busch và Maytag, họ đã in ra quá nhiều phiếu may mắn. Vào năm 1993, chi nhánh Maytag ở Anh không thể tránh khỏi tai họa khi đã khuyến mãi vé máy bay miễn phí cho những khách hàng mua ít nhất 150 đôla – và đã có đến 200.000 khách hàng nộp phiếu đăng ký cho những tấm vé máy bay miễn phí này.
Pepsi-Cola đã phải đấu tranh với 800.000 người thắng giải ở Philippines khi công ty đưa ra con số trúng giải sai lệch trong một cuộc thi. Sự việc trở nên nghiêm trọng đến mức hãng này đã phải đối mặt với những cuộc biểu tình có bạo lực. Pepsi cuối cùng đã giải quyết vấn đề này bằng cách chi trả 20 đôla cho từng người có con số trúng thưởng.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải đảm bảo rằng sẽ có số lượng người trúng giải hợp lý trong chương trình của bạn. Chẳng hạn, chương trình khuyến mãi của hãng Coca-Cola vào năm 1992 tại Thế Vận Hội đã không có lấy một người trúng giải. Điều này sẽ khiến người tiêu dùng đánh mất lòng tin vào cuộc thi và thờ ơ nếu như công ty bạn tổ chức bất cứ cuộc thi nào sau này.

Kết luận về các hình thức khuyến mãi trong marketing

Có rất nhiều phương thức để khuyến mãi sản phẩm, mỗi phương thức lại có ưu và nhược điểm riêng. Hãy chọn lấy một trong số các hình thức khuyến mãi trong marketing trên sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và nguồn lực vốn có của doanh nghiệp.

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468