SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Nhóm 10 Bài thi môn : Ngữ văn
d & c Thời gian làm bài : 120 phút
(Không kể thời gian phát đề)
NHÓM TRƯỜNG
Số 1 Phù Cát, THPT Quy Nhơn, Số 2 An Nhơn, Lý Tự Trọng, DTNT Vĩnh Thạnh
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Qua tiết kiểm tra, HS cần :
– Biết vận dụng kiến thức đã học trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11,12 để viết bài nghị luận về đoạn trích, tác phẩm văn chương hoặc về một vấn đề đặt ra trong đời sống.
– Rèn luyện, củng cố cho HS kỹ năng đọc-hiểu văn bản và kỹ năng làm văn nghị luận (văn học và xã hội)như: tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức đoạn văn, bài văn và vận dụng các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phân tích, bình luận, so sánh….. làm nổi bật quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội, về đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của đoạn thơ/đoạn trích văn xuôi; biết cách trình bày ngắn gọn và rõ ràng vấn đề trong hệ thống lập luận chặt chẽ, nâng cao năng lực tư duy tổng hợp, so sánh, đối chiếu…để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
– Qua đó, GV kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn ở bậc THPT; đánh giá đúng năng lực đặc thù bộ môn của học sinh.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
– Hình thức : Tự luận
– Cách tổ chức kiểm tra : HS làm bài kiểm tra tự luận tập trung ở lớp – thời gian 120 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Nội dung
|
Mức độ cần đạt
|
Tổng số
|
||||
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận dụng
|
Vận dụng cao
|
|||
I. Đọc hiểu
|
– Ngữ liệu: văn bản nhật dụng
– Tiêu chí: một đoạn trích hoặc một văn bản hoàn chỉnh
|
– Nhận diện thể loại/ câu chủ đề/ phương thức biểu đạt/ thao tác lập luận/ phong cách ngôn ngữ của văn bản.
– Chỉ ra chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ,…nổi bật trong văn bản
|
– Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính,…của văn bản.
– Hiểu được quan điểm/ tư tưởng/ thái độ,… của tác giả.
– Hiểu nội dung của một hoặc một số câu văn trong văn bản.
|
|||
Tổng
|
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số câu: 2
Số điểm: 1,0
|
Số câu: 2
Số điểm: 2,0
|
Số câu: 4
Số điểm: 3,0 = 30 %
|
||
II. Làm văn
|
Câu 1: Nghị luận xã hội.
– khoảng 200 chữ
– trình bày suy nghĩ về thông điệp của tác giả/ vấn đề xã hội đặt ra trong VB đọc hiểu
|
– Nhận diện phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cần sử dụng. (phân tích/ so sánh/ bác bỏ/ bình luận…)
– kỹ năng viết đoạn văn nghị luận
|
– Hiểu được nội dung vấn đề cần nghị luận (tư tưởng, đạo lí/ hiện tượng đời sống)
|
Vận dụng những hiểu biết về vấn đề xã hội + kết hợp vận dụng các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ riêng về vấn đề xã hội đặt ra.
|
||
Câu 2: Nghị luận văn học
– Nghị luận về một đoạn văn/đoạn thơ
– Nghị luận về một vấn đề thuộc phương diện nội dung hay nghệ thuật của đoạn văn/đoạn thơ
|
– Nhận diện thể loại, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận cần sử dụng. (phân tích/ cảm nhận/ bình giảng, …)
– kỹ năng viết bài văn nghị luận
|
– Hiểu được nội dung cần nghị luận (đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn văn/đoạn thơ/vẻ đẹp của nhân vật/ hình tượng nghệ thuật/ tư tưởng của tác giả trong đoạn văn/đoạn thơ…)
|
Vận dụng những hiểu biết về: tác giả, nội dung và nghệ thuật của đoạn văn/đoạn thơ + kết hợp vận dụng các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
|
|||
Tổng
|
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
|
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
|
Số câu: 2
Số điểm: 7,0 = 70 %
|
||
Tổng cộng
|
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
|
Số câu: 2
Số điểm: 1,0
|
Số câu: 2
Số điểm: 2,0
|
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
|
Số câu: 1
Số điểm: 5,0
|
Số câu: 6
Số điểm: 10,0 = 100 %
|
ĐỀ BÀI
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi trẻ, tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dùi xuống bùn, cơ hội để nó tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là phép thử trong tay còn mầu nhiệm, con tốt đó trong tay có thể còn phong Hậu, bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn nhiều thôi thúc. Còn khi bạn lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị rớt xuống bùn, thì rất có thể, bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người đó cũng lem luốc giống với bạn.
Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quí mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với những thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn móm cơm hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu.
(Theo Kênh14.vn)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5 điểm)
Câu 2: Vì sao tác giả lại cho rằng: Tuổi trẻ – tự bản thân nó đã là một tài sản? (0,5 điểm)
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: …khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ.
Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Từ đó, liên hệ với đoạn trích miêu tả sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao và nhận xét nét tương đồng trong cách thể hiện tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.
……….Hết………..
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018
MÔN NGỮ VĂN
Phần
|
Câu
|
Nội dung
|
Điểm
|
ĐỌC HIỂU
|
3.0 điểm
|
||
1
|
– Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: nghị luận/ phương thức nghị luận.
|
0.5 điểm
|
|
2
|
Tác giả lại cho rằng: Tuổi trẻ – tự bản thân nó đã là một tài sản. Vì:
– Tuổi trẻ, tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dùi xuống bùn, cơ hội để nó tỏa sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.
– Tuổi trẻ có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn nhiều thôi thúc.
|
0.5 điểm
|
|
3
|
Ý kiến: …khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại được hiểu như sau:
– Khi đã lớn tuổi hơn, nghĩa là con người đã không còn như tuổi trẻ với sức khỏe, nhiệt huyết.
– Hơn nữa, khi lớn tuổi hơn, nghĩa là con người đã có thời gian của tuổi trẻ với nhiều trải nghiệm, đã va chạm những va vấp, thất bại trong cuộc đời và bây giờ, họ không còn nhiều thời gian để thử thách hay thay đổi, hoặc ngại thay đổi.
à Vì vậy những khó khăn, thách thức và có thể là những thất bại phía trước, những người lớn tuổi hơn sẽ ngần ngại.
|
||
0,5 đ
|
|||
0,5 đ
|
|||
4
|
Quan niệm: Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn, vì:
– Trái tim là biểu tượng tình cảm của con người, nó vốn rất nhạy cảm. Nó giống như một con người. Phải đặt nó trong môi trường thử thách và bị tấn công. Như thế nó sẽ trưởng thành và sẵn sàng trải qua những biến cố của cuộc đời.
– Hạnh phúc dễ làm cho người ta mềm yếu. Nếu trái tim con người được chăm sóc, vuốt ve thì dễ sinh ra thỏa mãn và hư hỏng như một điều tất yếu bởi chưa hề trải qua bất kì đau thương nào.
|
1.0 điểm
|
|
LÀM VĂN
|
1
|
Suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ.
|
2.0 điểm
|
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn (có câu chủ đề)
|
0.25 điểm
|
||
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận : Gía trị của tuổi trẻ
|
0.25 điểm
|
||
c) Nội dung đoạn văn
Trên cơ sở những hiểu biết về văn bản ở phần đọc-hiểu, có thể trình bày suy nghĩ về vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng lập luận phải hợp lí, chặt chẽ. Có thể đảm bảo một trong số những nội dung gợi ý sau:
– Gỉai thích: Thế nào là tuổi trẻ?
+ Là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe.
+ Là những người làm chủ tương lai của đất nước, động lực giúp xã hội phát triển.
– Tuổi trẻ sở hữu những gì?
+ Tuổi trẻ có sức trẻ, nhiệt huyết với những khát vọng lớn lao.
+ Tuổi trẻ năng động và sáng tạo, có thời gian và cơ hội để nuôi dưỡng ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.
+ Tuổi trẻ không ngại khó khăn, thử thách, không sợ va chạm và vấp phải thất bại vì chân trời của tuổi trẻ còn nhiều thôi thúc.
– Vai trò của tuổi trẻ:
+ Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người, là khoảng thời gian đẹp và quí giá nhất.
+ Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong xông pha vào những nơi gian khổ và có những đóng góp lớn cho đất nước trên mọi lĩnh vực, làm rạng danh cho Tổ quốc ( dẫn chứng liệt kê: trong chiến tranh, thời bình)
+ Tuổi trẻ là niềm kì vọng, tương lai của đất nước.
– Bàn luận: nhiều bạn trẻ vẫn chưa thấy hết và chưa biết quí trọng giá trị của tuổi trẻ, lãng phí thời gian tuổi trẻ vào những việc vô bổ.
– Rút ra bài học nhận thức và liên hệ bản thân: biết trân trọng tuổi trẻ và sống hết mình cho tuổi trẻ….
|
1.0 điểm
|
||
d) Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hoá, pháp luật.
|
0.25 điểm
|
||
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
|
0.25 điểm
|
||
2
|
Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, nhận xét về nét tương đồng trong cách thể hiện tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn Tô Hoài và Nam Cao
|
5.0 điểm
|
|
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài)
|
0.5 điểm
|
||
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
|
0.5 điểm
|
||
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết hợp chặt chẽ giữa nêu lí lẽ và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận)
µ Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng APhủ và nội dung vấn đề: Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài; tinh thần nhân đạo của nhà văn
µ Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị
– Khái quát cuộc đời của Mị trước và sau khi về làm dâu nhà Pá Tra -> cuộc đời của một con người tốt đẹp bị vùi dập, chà đạp, đày đọa đến mức tê liệt về tinh thần, cạn khô nhựa sống.
– Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài
+ Bức tranh mùa xuân rực rỡ sắc màu, rộn ràng âm thanh và nồng nàn hơi thở của tình yêu tuổi trẻ -> kéo Mị ra khỏi tâm trạng nguội lạnh, thờ ơ
+ Tiếng sáo gọi bạn thiết tha, rạo rực, say sưa dẫn dụ và giúp tâm hồn Mị hồi sinh (phân tích diễn biến: ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi, nhớ lại quá khứ thấy quý trọng tuổi trẻ; nghĩ về hiện tại đắng cay, tủi nhục thấy đau khổ, tuyệt vọng; quên đi hiện tại và sống với niềm khao khát tuổi thanh xuân đang trỗi dậy mãnh liệt; bị trói đứng trong căn buồng tăm tối nhưng cảm thấy như hoàn toàn tự do, tâm hồn vượt thoát khỏi thân xác theo tiếng sáo đến những cuộc chơi, đám chơi…..)
à Mị không thể thoát khỏi sợi dây trói oan nghiệt của cường quyền nhưng tâm hồn Mị đã hồi sinh sức sống kì diệu để Mị được sống những giây phút của một con người thực sự, sống với niềm khát khao tuổi thanh xuân sau bao tháng năm lặng câm vì khổ đau, tủi nhục. Qua đó, khẳng định: các thế lực cường quyền có thể chà đạp, đày đọa con người nhưng không thể giết chết sức sống trong họ (Đau khổ, lay lắt, tủi nhục Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng mà mãnh liệt…)
µ Liên hệ với đoạn trích trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)
– Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ, giọng trần thuật tự nhiên mà sinh động, giàu sức gợi -> giọng văn trĩu nặng tình cảm xót thương đối với nỗi khổ đau của nhân vật trong hoàn cảnh bi kịch.
+ Xây dựng hình ảnh nghệ thuật (“tiếng sáo”, “hương cháo hành”) kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo bằng thủ pháp tương phản (khát vọng sống cho tuổi trẻ đang trỗi dậy mãnh liệt, khát vọng hoàn lương >< hiện thực phũ phàng, vùi dập khát vọng, ước mơ của con người) -> khắc họa chân thực, thành công diễn biến tâm lí nhân vật trong thời khắc thức tỉnh nhận thức và khát vọng và làm nổi bật bi kịch thân phận của nhân vật, ý nghĩa phê phán của đoạn trích
– Tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn:
+ Lên án xã hội phi nhân tính đã tước đoạt quyền sống, vùi dập ước mơ, khát vọng tốt đẹp của người lao động nghèo.
+ Đồng cảm với nỗi đau và bi kịch của những con người cơ cực, bất hạnh; đồng thời phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của họ: trong hoàn cảnh bi thảm, tủi nhục vẫn cố vươn dậy để bảo vệ nhân phẩm, bản tính thiện lương.
|
3.0 điểm
|
||
d) Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo và độc đáo; thể hiện khả năng cảm nhận sâu sắc, mới mẻ; văn viết giàu cảm xúc, bộc lộ quan điểm, thái độ riêng nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp luật.
|
0.5 điểm
|
||
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
|
0.5 điểm
|
Nhóm GV biên soạn:
– Thầy Vương Đức Tin – Trường THPT Phù Cát 1
– Thầy Trần Quang Tuấn – Trường THPT Quy Nhơn
– Cô Trần Thị Kim Nga – Trường THPT Lý Tự Trọng
– Cô Đào Thị Kim Hà – Trường THPT An Nhơn 2
– Cô Nguyễn Thị Phước – Trường THPT DTNT Vĩnh Thạnh
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.