ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi 1 đến 4 nêu ở dưới:
TỔ QUỐC
Xin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mỹ
Những sông dài biển rộng những tài nguyên
Tổ quốc tôi, vùng quê nghèo lặng lẽ
Trên bản đồ, không dấu chấm, không tên.
Ở nơi đó, đất khô cằn cháy bỏng
Tre còng lưng nhẫn nại đứng trưa hè
Đất khô nỏ chân chim mùa nắng hạn
Ngọn gió Lào héo hắt cỏ chân đê.
Ở nơi đó, mùa trăng về bát ngát
Gió nồm nam trong vắt tiếng sáo diều
Có mái tóc xanh hương mười sáu tuổi
Đi suốt đời kí ức vẫn mang theo
Ở nơi đó, có một căn nhà nhỏ
Mẹ già nua tóc bạc ngóng con về
Tấm áo vá run lên từng sợi chỉ
Trong bóng chiều nhuốm khói rạ ngõ quê.
Ở nơi đó, tuổi thơ tôi đã sống
Tôi yêu thương bằng tất cả tâm hồn
Dẫu lưu lạc khắp chân trời góc bể
Giấc mơ nào cũng bóng dáng quê hương.
( Nguyễn Huy Hoàng,Văn nghệ quân đội, số 39,12/2010)
1. Những từ ngữ nào miêu tả thiên nhiên khắc nghiệt trong bài thơ ?
2. Nêu tác dụng phép điệp thể hiện trong bài thơ.
3. Câu thơ Xin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mỹ có ý nghĩa như thế nào?
4. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về tình cảm của nhà thơ thể hiện qua 2 dòng thơ cuối?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ về câu nói: Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương họ, nhưng bạn không thể cướp mất quê hương trong trái tim họ. – Dos Parsons.
Câu 2. (5,0 điểm)
Bàn về đoạn thơ trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ bắt đầu từ những huyền thoại của văn hoá dân gian nhưng lại bay bổng trên thế giới ấy nhờ cái nhìn mới mẻ, độc đáo của phương thức tư duy hiện đại.(TS Trịnh Thu Tuyết).
Phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ ý kiến đó.
ĐÁP ÁN
Phần
|
Câu/Ý
|
Nội dung
|
Điểm
|
I
|
Đọc hiểu
|
3.0
|
|
1
|
Những từ ngữ miêu tả thiên nhiên khắc nghiệt trong bài thơ: đất khô cằn;Tre còng lưng;nắng hạn;gió Lào héo hắt.
|
0.5
|
|
2
|
Tác dụng phép điệp thể hiện trong bài thơ:
– Điệp cấu trúc: Ở nơi đó…( 4 lần )
– Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ. Qua đó, nhà thơ nhấn mạnh tình cảm của người con xa xứ khi nhớ về quê hương, đất nước, Tổ quốc- một nỗi nhớ cụ thể, da diết trong lòng.
|
0.75
|
|
3
|
Câu thơ Xin đừng gọi bằng ngôn từ hoa mỹ có ý nghĩa như một sự thức tỉnh, một sự phê phán đối với thái độ ngợi ca một cách ảo tưởng, ỷ lại vào Những sông dài biển rộng những tài nguyên.
|
0.75
|
|
4
|
Tình cảm của nhà thơ thể hiện qua 2 dòng thơ cuối:
– Dù ở nơi đâu, làm việc gì, mỗi người cũng đều hướng vọng về quê hương, đất nước mình;
– Nỗi nhớ, tự hào về quê hương cũng chính là cách thể hiện tình yêu Tổ quốc của con người.
|
1.0
|
|
II
|
Làm văn
|
||
1
|
Từ phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ về câu nói…
|
2.0
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Vai trò của quê hương trong đời sống của con người.
|
0.25
0.25
|
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
– Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan từ hai câu kết bài thơ Tổ quốc trong phần Đọc hiểu để nêu vấn đề cần nghị luận.
– Các câu phát triển đoạn:
+ Giải thích:
++Rời bỏ quê hương: là không còn sinh sống, làm việc nơi mình được sinh ra và lớn lên.
++không thể cướp mất quê hương trong trái tim: là hình ảnh quê hương vẫn sống mãi trong tâm trí mỗi con người
++Ý câu nói: Khẳng định quê hương luôn gắn bó mật thiết trong đời sống của con người.
+ Phân tích, chứng minh:
++Tại sao Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương họ?
+++Cuộc đời mỗi con người đều có hoàn cảnh, số phận khác nhau;
+++Con người cần phải mưu sinh để tồn tại, xây dựng cuộc sống hạnh phúc gia đình. Vì một lí do nào đó, họ phải xa quê hương.
++ Tại sao bạn không thể cướp mất quê hương trong trái tim họ?
+++ Quê hương vừa bao hàm những yếu tố vật chất như làng, xóm, cây đa, bến nước,… vừa bao hàm những giá trị truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Mỗi người đều được sinh ra trong điều kiện vật chất tinh thần ấy.
+++ Con người lớn lên, trưởng thành không chỉ nhờ những yếu tố vật chất mà còn nhờ những yếu tố tinh thần như gia đình, bạn bè, hàng xóm,.. trong đó phải kể đến tình quê hương.
+++Mỗi người dù muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị tinh thần vật chất của quê hương và quê hương luôn góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người.
+++Vì thế, dù ở đâu, làm việc gì, mỗi người đều nhớ về quê hương thân yêu của mình.
++ Tuy nhiên, cũng cần lên án một số người tỏ thái độ vô ơn, bội bạc với quê hương
|
1.00
|
||
– Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động:
+ Về nhận thức: hiểu về giá trị của tình yêu quê hương;
+ Về hành động:Phải có những hành động cụ thể để có thể đóng góp, làm giàu cho quê hương, luôn biết phấn đấu học tập, làm việc,… để làm rạng danh cho quê hương, bởi mỗi người là một phần của quê hương.
|
|||
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
|
0,25
|
||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
|
0,25
|
||
2
|
Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến…
|
5,0
|
|
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
|
(0,25)
|
||
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến: Đoạn thơ bắt đầu từ những huyền thoại của văn hoá dân gian nhưng lại bay bổng trên thế giới ấy nhờ cái nhìn mới mẻ, độc đáo của phương thức tư duy hiện đại.
|
(0,25)
|
||
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
a/ Mở bài: (0,25)
– Nguyễn Khoa Điềm là thế hệ nhà thơ trẻ thời đánh Mĩ, có nhiều đóng góp cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam;
– Đất Nước là chương thứ V của trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Tư tưởng chủ đạo của chương V là tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”
– Trích ý kiến: Đoạn thơ bắt đầu từ những huyền thoại của văn hoá dân gian nhưng lại bay bổng trên thế giới ấy nhờ cái nhìn mới mẻ, độc đáo của phương thức tư duy hiện đại.
b/ Thân bài:
– Khái quát trường ca, chương V và đoạn thơ ( về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng…)(0,25)
– Phân tích đoạn thơ để làm rõ ý kiến : (2,75 điểm)
+Đoạn thơ bắt đầu từ những huyền thoại của văn hoá dân gian
++Đoạn thơ quan sát không gian địa lí của Đất Nước qua các di tích văn hoá, lịch sử như Đền Hùng, Núi Vọng Phu… các địa đanh như làng Gióng, sông Cửu Long…, những thắng cảnh như hòn Trống Mái, núi Bút non Nghiên … hoặc đơn giản chỉ là những ruộng đồng gò bãi, núi sông… trên khắp mọi miền Tổ quốc…
++Chính Nhân Dân đã biến những cảnh quan bình dị của Đất Nước thành những danh thắng, những di tích văn hoá, lịch sử vừa thiêng liêng, vừa thân yêu, gần gũi trong tâm thức người Việt bởi sự gắn liền với cuộc sống của Nhân Dân, được cảm nhận qua tâm hồn Nhân Dân, được soi chiếu qua lịch sử dân tộc. Cuộc sống của Nhân Dân trong dòng chảy của lịch sử dân tộc hoà với hình hài sông núi đã trở thành chất liệu phong phú, xúc động cho những thần thoại, cổ tích, truyền thuyết trong văn hoá dân gian.
++Chọn từ những chất liệu nghệ thuật tiêu biểu của văn hoá dân gian, Nguyễn Khoa Điềm giúp người đọc cảm nhận xúc động và thấm thía những nỗi đau trong cuộc đời, thân phận, những vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách người Việt.
+Bay bổng trên thế giới ấy nhờ cái nhìn mới mẻ, độc đáo của phương thức tư duy hiện đại:
++Nếu tác giả dân gian xưa dùng thần thoại truyền thuyết để lí giải hình hài sông núi, qua đó mà gửi gắm những ước mơ,xót thương những thân phận, ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của Nhân Dân thì Nguvễn Khoa Điềm tuy vẫn đặt hình hài Đất Nước trong thế giới huyền ảo của văn hoá dân gian nhưng nhà thơ hiện đại không dừng lại lí giải núi sông mà còn đem đến một cách nhìn mới cho núi sông: Những núi Vọng Phu, hòn Trống Mải hay núi Bút non Nghiên còn được nhìn nhận như một phần tâm hồn, máu thịt của Nhản Dân…
++Với cách cảm nhận ấy, mỗi ngọn núi, dòng sông, ruộng đồng, gò bãi, mỗi danh lam thắng cảnh trên khắp mọi miền Đất Nước đều không còn vô tri, đều như có linh hồn, như mang tâm trạng, đều gợi một dáng hình một ao ước, một lối sống cha ông; đều trở thành kí ức đẹp đẽ, vĩnh hằng về tâm hồn, tính cách, về số phận của Nhân Dân.
– Đánh giá chung: (0,5)
++Đoạn thơ nói riêng và chương V Đất Nước nói chung là minh chứng cho sự thành công trong phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm: thơ trữ tình-chính luận, vốn hiểu biết phong phú về địa lí, lịch sử…, đưa người đọc vào một không gian riêng- bềnh bồng trong văn hoá dân gian, kết hợp với tư duy hiện đại, giọng thơ suy tư, xúc cảm.
++ Đoạn thơ là phát hiện mới mẻ về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
c/ Kết bài:(0,25)
– Tóm lại vấn đề đã nghị luận
– Cảm nghĩ của bản thân về vai trò của nhân dân làm nên đất nước.
|
(4.00)
|
||
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
|
( 0,25)
|
||
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
|
( 0,25)
|
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.