SỞ GD&ĐT " />
RaoVat24h
Kiến thức Ngữ văn Ôn thi THPT QG

ĐỀ SỐ 35 (Đề tập huấn tỉnh Bình Định 2019)

Advertisement

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH                              KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
         NHÓM 13                                                                Bài thi: NGỮ VĂN
       ĐỀ THAM KHẢO                                                 Thời gian làm bài: 120 phút,
(Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn.
Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” – “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và quý báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc không ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này.
Và trên hành trình kiếm tìm sự hoàn hảo cho cái tôi của mình, những khoảng nghỉ ngơi của mỗi người sẽ luôn cần một vọng đài, một điểm nghỉ chân để nghiệm thu và chiêm ngưỡng lại thế giới sau lưng mình. Những dãy núi hùng vĩ, thảo nguyên rộng lớn hay mặt biển xanh vô tận; những kỷ niệm ngọt ngào bên những người bạn thân – đó sẽ là thành tựu riêng của chính bản thân mỗi người, là thứ xúc cảm mà bạn chỉ biết mình đã cần nó tới mức nào ngay sau lần trải nghiệm đầu tiên.
Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình, bạn nhé! Bởi cuộc đời chỉ thực sự trở nên hoàn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn.
Câu 1.Xác định câu nêu chủ đề của văn bản? (0,5 điểm) (NB)
Câu 2.Theo văn bản, từ “Sekai” (tiếng Nhật) có nghĩa là gì? Việc giải thích từ này có tác dụng gì? (1,0 điểm) (BN,TH)
Câu 3.Theo văn bản, “nhiều bạn trẻ”đã “trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị”,từ đó, anh (chị) hãy chỉ ra ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống khác dành cho tuổi trẻ học đường hiện nay. (0,5 điểm) (VD)
Câu 4.Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn”  được nêu trong văn bản hay không? Vì sao? (1,0 điểm) (VD)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 đim)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh (Chị) hãy trình bày cảm nhận về hình ảnh người lính chống Pháp trong hai đoạn thơ sau đây:
– Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Trích Tây Tiến, Quang DũngNgữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dụcViệt Nam,2015, tr.88)
         Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
    Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
 (Trích Việt Bắc, Tố HữuNgữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.112).
—————-HẾT—————-
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH                               KỲ THI  THPT QUỐC GIA NĂM 2019
  NHÓM TRƯỜNG  SỐ 13                                             Bài thi môn Ngữ văn
——-  ˜ ——-                                                                         ——-  ˜——
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM CHẤM BÀI ĐỀ THI THAM KHẢO
Phần
Câu/ Yêu cầu
Nội dung
Điểm
I
ĐOC HIÊU 
    3,0
1
Câu chủ đề của văn bản:
 “… Hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình…!
0,5
2
Theo văn bản, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” – “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”;
– Việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản có tác dụng:
   + Làm rõ đặc điểm của thế giới: thế giới rộng lớn, luôn phát triển không ngừng và đáng giá.
  + Khuyến khích tuổi trẻ cần phải biết khám phá thế giới
1,0
3
Học sinh nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học đường:
– Sau đây là gợi ý về các hình thức trải nghiệm cuộc sống :
Hoạt động câu lạc bộ : Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác
– Tổ chức trò chơi: Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.
– Tổ chức diễn đàn: tạo điều kiện cho học sinh trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. 
– Sân khấu tương tác: là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. 
– Tham quan, dã ngoại: Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
        -Hoạt động chiến dịch:. Việc học sinh tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội,… giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định.
0,5
4
      Học sinh có thể trả lời: Đồng tình ý kiến, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng lí giải hợp lí, thuyết phục.
      Sau đây là gợi ý các khả năng trả lời:
     -Đồng tình, vì: Quy luật của thế giới là luôn vận động và phát triển không ngừng. Vì thế, sứ mệnh của mỗi người là phải mở rộng tầm nhìn về thế giới để tăng cường sự hiểu biết, tiếp thu tri thức nhân loại, rèn luyện kĩ năng sống và làm giàu đời sống tâm hồn.
– Không đồng tình (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức)
– Đồng tình một phần (HS nêu lí lẽ hợp lí thuyết phục, không lệch chuẩn đạo đức)
1,0
II
LÀM VĂN
7,0
1
Trình bày suy nghĩvề ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay
2,0
a). Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Đoạn văn có câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn. Các câu này có sự liên kết chặt chẽ.
    0,25
b). Xác định đúng vấn đề cần nghị luận nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay
    0,25
c).Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Có thể theo định hướng sau:
*Mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
*Phát triển đoạn:
    – Giải thích: Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó, buộc con người ta phải vượt qua.
    – Phân tích, chứng minh :
     + Tại sao tuổi trẻ cần mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống”?
++ Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ, khát vọng vươn cao, bay xa; được giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội;
++ Những khó khăn của cuộc sống là môi trường để thử thách tuổi trẻ;
  ++ Minh chứng bằng những tấm gương vượt khó, học giỏi, sống tốt; những học sinh rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng đã vươn lên để gặt hái những thành quả tốt đẹp
   – Bàn bạc mở rộng:
     + Ý nghĩa: Khi mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống”, tuổi trẻ sẽ có bản lĩnh vững vàng; rèn được ý chí, nghị lực; có sức mạnh tinh thần để từng bước dấn thân vào cuộc đời; làm chủ cuộc đời của mình…
      + Phê phán một bộ phận giới trẻ luôn sống thiếu bản lĩnh và nghị lực: sợ khó, sợ khổ, trở thành người nhụt chí, dễ sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống.
*Kết đoạn: Đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:
 – Về nhận thức: Phải biết thử thách là điều tất yếu để chuẩn bị tinh thần tìm mọi cách vượt qua.
    – Về hành động: tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống…
1,0
d). Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
    0,25
e).Sáng tạo : Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
    0,25
2
Cảm nhận về hình ảnh người lính chống Pháp trong các đoạn thơ Tây Tiến Việt Bắc
5,0
a). Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận : Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 
0,25
b). Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Hình ảnh người lính chống Pháp trong các đoạn thơ Tây Tiến Việt Bắc
0,5
c).Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
*Giới thiệu:
 – Giới thiệu khái quát vềhai bài thơ Tây Tiến Việt Bắc : Đây là hai bài thơ tiêu biểu của thơ ca thời chống Pháp
 – Nêu vấn đề nghị luận: hình ảnh những người lính chống Pháp trong hai đoạn thơ (trích dẫn hai đoạn thơ)
*Cảm nhận về hình ảnh những người lính chống Pháp trong đoạn thơTây Tiến
– Khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến (hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính)
– Cảm nhận về hình ảnh  người lính chống Pháp trong đoạn thơ:
     + Họ là những người lính trong đoàn quân Tây Tiến, vốn là những thanh niên, học sinh Hà Nội, tự nguyện tham gia cuộc chiến đấu chống Pháp, hoạt động chủ yếu ở vùng rừng núi Tây Bắc.
+ Họ phải trải qua những chặng đường hành quân dài dặc, nhiều đèo dốc gập ghềnh hiểm trở, phải chịu nhiều gian khổ và mệt mỏi.
     +Tuy nhiên, họ  cũng thật trẻ trung, lạc quan, yêu đời và lãng mạn, giàu mộng mơ.
   + Nhìn chung, họ là hình ảnh cụ thể của thế hệ thanh niên thời chống Pháp : nhiệt thành yêu nước và nhiệt tình chiến đấu hi sinh cho Tổ quốc.
     + Hình ảnh người lính Tây Tiến được Quang Dũng khắc họa đậm nét qua  bút pháp lãng mạn với ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc.
* Cảm nhận về hình ảnh những người lính chống Pháp trong đoạn thơ Việt Bắc
– Khái quát về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc(hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính)
– Cảm nhận về hình ảnh  người lính chống Pháp trong đoạn thơ:
   + Đó là những đoàn quân chủ lực trong những chiến dịch lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp.
    + Những đoàn quân ra trận với sức mạnh và khí thế dũng mãnh của một dân tộc có chủ quyền và quyết chí bảo vệ chủ quyền.
    + Họ còn mang theo lí tưởng cao đẹp và niềm tin lạc quan vào chiến thắng.
   + Nhìn chung, đó là hình ảnh cụ thể về một dân tộc đứng lên chiến đấu hào hùng vì lí tưởng độc lập, tự do.
   + Hình ảnh những đoàn quân chống Pháp được Tố Hữu qua lối thơ lục bát truyền thống mà có sự sáng tạo : hình ảnh thơ và nhịp thơ hào hùng nhờ nghệ thuật điệp âm, điệp từ và so sánh phóng đại.
*Bình luận
– Đoạn thơ Tây Tiến của Quang Dũng khắc họa hình ảnh những người lính trong một đơn vị bộ đội cụ thể là đoàn quân Tây Tiến trên những chặng đường hành quân ở Tây Bắc. Còn đoạn thơ Việt Bắc của Tố Hữu lại khắc họa hình ảnh chung về những đoàn quân ra trận chiến đấu trong những chiến dịch lớn ở Việt Bắc.
– Tuy vậy, cả hai đoạn thơ đều khắc họa đậm nét, đầy ấn tượng về những người lính thời chống Pháp, họ mang vẻ đẹp hào hùng qua bút pháp miêu tả hiện thực kết hợp lãng mạn của hai tác giả.
 – Qua đó, hai bài thơ Tây Tiến Việt Bắc có ý nghĩa như hai khúc hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước hào hùng của nhân dân ta.
3,5
0,5
1,25
1,25
0,5
d). Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
 0,25
e).Sáng tạo : Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
     0,5
—————-HẾT—————-
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468