ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)Trong chương trình giao lưu văn hóa Việt- Nhật do VTV1 thực hiện vào cuối tháng 2 năm 2017 vừa qua với chủ đề “Trải nghiệm nền giáo dục của Nhật Bản”, dẫn chương trình Hồng Hạnh dẫn câu nói rất hay của người Nhật rằng: “Ba tuổi là linh hồn của 100 năm”. Người Việt Nam cũng có câu: “Dạy con từ thuở lên ba”. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục nền tảng đối với cuộc đời của một con người phải được bắt đầu từ thuở bé thơ. Cũng tại chương trình này, những ai chưa một lần đến nước Nhật, chưa tìm hiểu kỹ về nền giáo dục xứ sở hoa anh đào này sẽ không khỏi ngỡ ngàng với cách rèn luyện, giáo dục, hình thành nhân cách học sinh ngay khi còn ở bậc mầm non. Trẻ em Nhật Bản được rèn tính kỷ luật, ý thức sống biết sẻ chia, tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm rất cao. Học sinh bậc tiểu học, THCS được làm quen với lao động chân tay thông qua việc dọn vệ sinh, lau chùi lớp học. Thậm chí, việc lau dọn nhà vệ sinh cũng do nhưng học sinh bậc THCS đảm trách… Giáo dục đạo đức, ý thức và thái độ sống được ngành giáo dục Nhật Bản chú trọng, đặt lên hàng đầu chứ không phải là kiến thức. Trong quá trình giáo dục, người Nhật rất chú trọng đến sự tương tác, phối hợp giữa gia đình với nhà trường.
Một nhà quản lý giáo dục ở Nhật Bản cho biết, bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến giáo dục, hoạt động của nhà trường cũng đều được đưa ra tham khảo ý kiến phụ huynh. Và khi vấn đề đó đã được thông qua, phụ huynh không được có ý kiến nữa mà phải đồng hành cùng nhà trường trong quá trình giáo dục con cái.
(2)Thiết nghĩ, kiến thức cũng như các kỹ năng có thể bồi dưỡng và trau dồi trong suốt quá trình của một đời người, nhưng thói quen, ý thức, thái độ sống của một con người cần phải được hình thành từ tấm bé. Từ xa xưa, ông cha ta đúc kết quan điểm dạy dỗ con cái bằng câu: “Uốn khi măng còn non”. Bác Hồ kính yêu cũng đã từng nói: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thế nên, để nuôi dưỡng tâm hồn cho 100 năm, hãy bắt đầu từ việc uốn nắn, hình thành cho con trẻ ý thức cùng những thói quen tốt. Và việc giáo dục này cần có sự đồng hành, đồng thuận từ gia đình, nhà trường và xã hội. Có như thế mới không nhận lãnh những hậu quả xấu trong tương lai.
P. Thủy
Nguồn http://cadn.com.vn ngày 27-3-2017
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói rất hay của người Nhật rằng: “Ba tuổi là linh hồn của 100 năm”.
Câu 3. Theo anh/chị, quan điểm giáo dục của người Nhật có những điểm nào đáng chú ý?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của người viết trong văn bản trên không? Vì sao?
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói kiến thức cũng như các kỹ năng có thể bồi dưỡng và trau dồi trong suốt quá trình của một đời người, nhưng thói quen, ý thức, thái độ sống của một con người cần phải được hình thành từ tấm bé trích trong phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm)
Tô Hoài thể hiện một tài năng phân tích tâm lí nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể, bất ngờ, nhưng hợp lí (Chu Văn Sơn)
Phân tích đoạn cảnh cởi trói A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để làm sáng tỏ ý kiến đó.
Hết
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12
Phần
|
Câu/Ý
|
Nội dung
|
Điểm
|
I
|
|
Đọc hiểu
|
3.0
|
|
1
|
Phong cách ngôn ngữ chính : báo chí.
|
0.5
|
|
2
|
Câu nói rất hay của người Nhật rằng: “Ba tuổi là linh hồn của 100 năm”, có thể hiểu:
– Người Nhật quan niệm một đứa trẻ lên 3 là đã xây xong nền móng cho tương lai của nó. Đó là thời điểm tốt nhất để giáo dục trẻ em.
– Đó là cái gốc, để dù đứa trẻ sau này ra đời có nhiễm những điều xấu thì khi nào cũng có thể trở lại về cái gốc linh hồn tốt đẹp của mình.
|
0.5
|
|
3
|
Quan điểm giáo dục của người Nhật có những điểm đáng chú ý:
– Thời điểm giáo dục con người là từ lúc còn nhỏ nhất;
– Giáo dục nhân cách trước khi giáo dục kiến thức;
– Về mối quan hệ: kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh với nhà trường. Một khi đã có sự thống nhất thì chỉ thực hiện chứ không thay đổi quan điểm giáo dục.
|
0.75
0.25
|
|
4
|
HS trình bày suy nghĩ cá nhân, có thề đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm của người viết qua văn bản. Lập luận chặt chẽ, có lí, có tình, không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
|
1.0
|
II
|
|
Làm văn
|
|
|
1
|
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói kiến thức cũng như các kỹ năng có thể bồi dưỡng và trau dồi trong suốt quá trình của một đời người, nhưng thói quen, ý thức, thái độ sống của một con người cần phải được hình thành từ tấm bé trích trong phần Đọc hiểu.
|
2.0
|
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Coi trọng giáo dục thói quen, ý thức, thái độ sống của một con người từ khi còn nhỏ.
|
0.25
|
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
– Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan từ cách giáo dục của người Nhật trong phần Đọc hiểu để nêu vấn đề cần nghị luận
– Các câu phát triển đoạn:
+ Giải thích:
++Kiến thức là những hiểu biết của con người về bản thân và thế giới khách quan; Kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
++Thói quen là những nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và công tác. Ý thức là một nhân tố tinh thần bao gồm các khả năng như tự biết mình, nhận thức được liên hệ giữa bản thân và môi trường…Thái độ sống là thái độ mà mỗi con người thể hiện qua suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình .
++Ý cả câu: Cần giáo dục từ tấm bé cho con người về thói quen, ý thức và thái độ sống.
+ Phân tích, chứng minh:
++ Tại sao kiến thức cũng như các kỹ năng có thể bồi dưỡng và trau dồi trong suốt quá trình của một đời người? Bởi vì kiến thức, kĩ năng sống của con người tích lũy được trong quá trình học tập và rèn luyện. Để sở hữu vốn kiến thức, kĩ năng phong phú, không phải ngày một ngày hai mà có thể có được mà chúng ta phải tích nhặt, trau dồi hàng ngày thông qua sách vở cũng như cuộc sống.
++ Tại sao thói quen, ý thức, thái độ sống của một con người cần phải được hình thành từ tấm bé?
+++ Rèn luyện thói quen tốt từ tấm bé để khi lớn lên trẻ sẽ hình thành được một nếp sinh hoạt lành mạnh…
+++ Rèn luyện ý thức từ tấm bé nhằm mục đích gieo vào tâm hồn các em tinh thần tự chủ trong mọi hành vi ứng xử sau này;
+++ Rèn luyện thái độ sống đúng đắn từ tấm bé để khi lớn lên trẻ sẽ có cách ứng xử phù hợp trước mọi tình huống trong cuộc sống.
+ Bàn bạc mở rộng:
++ Nhà trường, gia đình kết hợp giáo dục trẻ thơ, hướng đến hình thành thói quen tốt, tránh xa thói quen xấu; giáo dục ý thức, thái độ sống tích cực…
++ Phê phán cách giáo dục nặng về dạy chữ hơn dạy người.
|
1.75
|
||
– Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp
|
0,25
|
||
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
|
0,25
|
||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
|
0,25
|
||
|
2
|
Phân tích đoạn cảnh cởi trói A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để làm sáng tỏ ý kiến …
|
5,0
|
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một khía cạnh nội dung trong một bài thơ.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
|
(0,25)
|
||
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảnh cởi trói A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ đã thể hiện một tài năng phân tích tâm lí nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể, bất ngờ, nhưng hợp lí của Tô Hoài
|
(0,25)
|
||
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận: Cảnh cởi trói A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ đã thể hiện một tài năng phân tích tâm lí nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể, bất ngờ, nhưng hợp lí (0,25)
b/ Thân bài:
– Khái quát tác phẩm, (0,25)
– Giải thích: (0,25)
+ Hoàn cảnh chính là bối cảnh cụ thể để nhân vật hoạt động, là quan hệ giữa người và người, bối cảnh lớn của lịch sử và thời đại.
+hoàn cảnh cụ thể, bất ngờ, nhưng hợp lí là hoàn cảnh mà người đọc cảm nhận trực tiếp bằng giác quan hay hình dung rõ ràng trước những sự việc xảy ra ngoài dự tính nhưng không bị gượng ép mà phát triển tự nhiên, hợp quy luật.
+ Thực chất ý kiến là đánh giá thành công nghệ thuật tạo tình huống truyện và xây dựng tính cách nhân vật Mị.
– Phân tích cảnh cởi trói A Phủ để làm sáng tỏ ý kiến …(2,50)
+Tóm tắt phần đầu của tác phẩm: Sự gặp gỡ của những thân phận nô lệ
+Một tình huống bất ngờ nhưng vẫn hợp lí
++Từ lạnh lùng vô cảm đến ấm áp tình người :
* Sau đêm tình mùa xuân, Mị bị A Sử trói vào cột nhà, dập tắt ý định chơi xuân, cô càng trở nên cô độc. Sức mạnh của cường quyền, sự tàn bạo của tầng lớp thống trị và sự ràng buộc khắt khe của thần quyền tiếp tục huỷ hoại đời sống tinh thần, của Mi. Cô càng lầm lì, và gần như rơi vào vô cảm. Chỉ còn có bếp lửa là người bạn, nơi tâm tình, và nguồn an ủi duy nhất của cô. Biết A Phủ bị trói đứng ở kia, “nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.
* Nhờ có ánh lửa, một lần nữa xuất hiện trong trích đoạn – phải là ánh lửa bập bùng trong đêm cô độc ấy – Mị nhận thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Từ lòng trắc ẩn, Mị nhớ lại đời mình, đã từng bị trói trong cảnh ngộ tương tự. Cô thương mình xót xa và cay đắng, cô thấm thía tận cùng nỗi nhục nhã của thân phận người. Lại nhớ đến người đàn bà cũng từng bị chết như thế, cô thương một thân phận không có mặt trên cõi đời này nữa, cũng bị trói, bị đói khát và bị chết đầy oan ức. Cô thương người . Và, từ đó, cô phảng phất nghĩ về A Phủ.
* Tình người được đánh thức trong lòng Mị, với quy luật: Thương mình rồi mới thương người. Một lòng thương rất cụ thể, nên rất thật, rất chân thành. Tô Hoài đã thể hiện những diễn biến trong đời sống tâm lí nhân vật vừa đột ngột vừa tự nhiên như một quy luật. Mị phải thổn thức từ trái tim, mới có sự soi rọi ánh sáng tới lí trí. Cô thương cho thân phận cô độc của mình, mà người khác cũng giống mình. Từ đó, thức dậy trong cô lòng trắc ẩn cùng những ý nghĩ về người khác.
++Từ lòng thương, sự căm hờn… đến hành động phi thường cởi trói cho A Phủ.
* Thương cho “người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, một cách oan ức. Nhưng tình thương chưa đủ làm nên sức mạnh ở Mị. Cái ý nghĩ cụ thể và thấm thía tận cùng được nhắc đến là căm thù cha con thống lí : “Chúng nó thật độc ác”. Bản chất của những kẻ đã chôn vùi cuộc đời mình đirợc cô phán xét nghiêm khắc. Lòng căm hờn càng bốc cháy khi Mị nghĩ, nếu vì lí do nào đó, A Phủ tự trốn được, “bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”. Không chỉ có sự căm uất vì “người kia” phải chết oan nghiệt, sự căm uất ấy đã chuyển vào chính Mị, nó trở thành một sự chuyển biến mạnh mẽ, nó xui khiến Mị không thấy sợ” bất cứ điều gì nữa : thần quyền, sự tàn bạo của Pá Tra và cả cái chết.
* Phải lớn dần lên từ tình thương, lòng căm hận; từ tình cảm đến nhận thức… Từ nhận thức đến hành động. Quá trình ấy diễn ra nhanh chóng vì nó bị dồn nén, nó bật lên một cách không kiểm soát nổi. Nó tự nhiên như không thể khác được. Sức mạnh tinh thần “không thấy sợ” đã khiến Mị đi đến một quyết định sáng suốt, nhanh chóng và nó được cụ thể hoá bằng hành động dũng cảm, quyết liệt và đầy tự tin vào chính mình ! Mị âm thầm cởi trói cho A Phủ, một quyết định hoàn toàn bất ngờ nhưng vô cùng sáng suốt trong đêm mùa đông rồi sẽ đi vào cuộc đời Mị như một thời khắc quật khởi để tự giải phóng cuộc đời mình.
++Từ cởi trói cho người… đến tự giải phóng chính mình :
* Trước khi có quyết định táo bạo và bất ngờ này, Mị chưa đến phương án giải quyết cho mình. Có một sự thay đổi tưởng trong tâm lí nhân vật rất đáng chú ý: Mị “không thấy sợ” khỉ quyết định cởi trói cho A Phủ, nhưng “đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng”. Tại sao lại “hốt hoảng”, nghĩa là lại sợ ? Phải chăng có mâu thuẫn trong việc xử lí đời sống nội tâm của nhân vật ? Điều gì khiến Mị phải sợ trong thời khắc này? Sợ cái chết, sợ cô độc. Mà Mị vốn là con người ham sống. Một nỗi sợ mang tính bản năng trong trường hợp này chính là một phương diện tiêu biểu cho bút lực của Tô Hoài, cho tài năng thể hiện đời sống tâm lí phức tạp của nhân vật. Cái khoảnh khắc bừng sáng rất thực ấy, bằng bản năng, bằng trực cảm, tiếng nói bên trong đã mách bảo Mị. Một sự “hốt hoảng” cần thiết sẽ dẫn dắt Mị tiếp tục có một quyết định vô cùng sáng suốt là không thể chấp nhận cái chết vô lí. Lòng khát khao sống mãnh liệt vốn tiềm ẩn trong con người Mị bùng cháy mãnh liệt, loé sáng dữ dôị. Mị chỉ kịp nói ngắn gọn : “Ở đây thì chết mất”. Một lời giải thích chính xác va thành thật từ cõi lòng rất người của Mị. Mị muốn sống, vì vậy, phải thoát khởi nơi này. Phải “theo” A Phủ ! Nhờ có A Phủ “quật sức vùng lên, chạy”, Mị thêm một niềm tin, một sức mạnh, Mị không còn cô độc, Mị sẽ vượt thoát được ngục tù man rợ này.
– Đánh giá chung: (0,5)
+ Qua đoạn trích, Tô Hoài thể hiện một tài năng phân tích tâm lí nhân vật trong những hoàn cảnh cụ thể, bất ngờ, nhưng hợp lí. Tạo tình huống kịch tính, thể hiện tính cách nổi bật của nhân vật Mị: vừa cam chịu nhẫn nhục vừa tiềm ẩn sức mạnh phản kháng dữ dội. Một sự dồn nén những bất công, uất hận người lao động miên núi nô lệ, bị áp bức đã tự đứng lên đòi quyền sống. Đó cũng là một quy luật, những thân phận ấy đã đến với cách mạng như một tất yếu.
+ Để thể hiện thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật, nhà văn sử dụng biện pháp trần thuật kết hợp với miêu tả, thâm nhập đời sống bên trong của nhân vật với giọng điệu đa thanh một cách tự nhiên. Người đọc vừa theo dõi hành động, đồng thời theo dõi cả những suy nghĩ thầm kín của thế giới nội tâm ấy… một cách thật tự nhiên, cuốn hút. Nhà văn cũng thể hiện một khả năng quan sát tinh tế và chính xác những diễn biến phức tạp nhất của thế giới nội tâm phong phú của nhân vật trrong những tình huống bất ngờ nhất…
c/ Kết bài:(0,25)
– Tóm lại vấn đề đã nghị luận
– Cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp tinh thần phản kháng của nhân vật Mị
|
(4.00)
|
||
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
|
( 0,25)
|
||
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
|
( 0,25)
|
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.