(TTMT) – Với đôi bàn tay thoăn thoắt, chị bốc mỗi chỗ một ít gia vị rồi nêm vào nồi nước lèo vừa được đưa ra từ bếp. Bên ngoài khách đang xếp hàng dài chờ đợi.
< Khách cầm tô xếp hàng chờ đợi.
Ai đã một lần đến Tri Tôn (An Giang) đều không thể không ghé quán bánh canh bột xắc nằm trong con hẻm nhỏ trên Tỉnh lộ 955B (ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn).
Quán không bảng hiệu, được dựng tạm bằng những mảnh tôn, kế bên căn nhà lụp xụp cùng với mấy chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Vậy mà quán luôn đông khách. Khách đến lúc nào cũng phải chờ gần 30 phút mới được phục vụ. Vì thế, quán được thực khách âu yếm đặt cho cái tên, quán “Bánh canh chờ”.
< Khách đến quán kiên nhẫn chờ đợi để được ăn món bánh canh.
Chúng tôi đến thăm quán vào những ngày đầu năm mới. Chủ quán – chị Neang Kanh Nha – dân tộc Khmer rất vui tính, cười nói với chúng tôi bằng tiếng Việt rất sỏi. Chị cho biết, do thiếu nhân công nên mọi việc trong quán đều do chị tự làm. Vì thế quán chỉ bán từ 16 giờ đến 19 giờ mỗi ngày.
< Chị Nha trực tiếp vào bếp nấu nước lèo.
Dulichgo
Món bánh canh bột xắt của chị Nha là một trong những món ăn truyền thống của người Khmer. Vốn được chân truyền từ người thân, chị Nha nắm rất rõ bí quyết để có một nồi bánh canh ngon. Vì thế, từ nguyên liệu, gia vị đến cách chế biến đều được chị lựa chọn rất kỹ lưỡng.
Quán đang vắng vì chưa đến giờ. Chị Nha vừa làm vừa tiếp chuyện. Chị kể: “Tôi đi chợ về thì đã trưa. Gạo đã ngâm sẵn, tôi xay bột xong bắt đầu giã. Khi bột đã dẻo tôi cán ra thành từng miếng mỏng xong mới xắc thành sợi.
< Chị Nha làm công đoạn xắc bột thành từng sợi.
Bột xong thì nồi nước lèo cũng đã sôi. Tôi cho phần bột sau khi vừa được xắc xong vào nồi nước lèo để có độ chín vừa phải, giữ được độ dai, ngon.
Dulichgo
Mỗi mẻ bột có một nồi nước lèo riêng. Bình quân mỗi ngày, tôi bán khoảng 6 mẻ bột. Thứ 7, chủ nhật tăng lên 8 – 10 mẻ. Làm bao nhiêu đều bán hết bấy nhiêu.
< Chị Nha bê số bột vừa được xắc mang ra cho nào nồi nước lèo.
Nghề bánh canh là nghề gia truyền nên chị Nha có được những bí quyết riêng không ai có được. Chị kể, trước đây, mẹ tôi nấu xong nồi bánh canh bột xắt gánh đi bán khắp nơi trong vùng. Vất vả lắm mới kiếm được miếng ăn. 10 năm trước mẹ yếu không đi bán được nữa nên đã truyền nghề lại cho tôi. Tôi không gánh như mẹ mà lại mở quán bán tại nhà. Bánh canh của tôi có hương vị thơm ngon, đậm đà đặc trưng món ăn của người Khmer nên được bà con ủng hộ. Khách du lịch biết đến ghé qua rất nhiều.
< Chị Nha bỏ bánh canh vào nồi nước lèo đang sôi.
Chị mở cửa bắt đầu giờ bán. Những người khách đầu tiên được chị phục vụ tận tình nhanh chóng. Khách đông dần. Ai muốn nhanh thì tự đi lấy tô, bỏ gia vị hành, ớt rồi đứng xếp hàng chờ. Còn ai muốn chủ quán phục vụ thì phải ngồi chờ chừng… 30 phút mới được ăn.
Dulichgo
Khách ăn xong sẽ tự đến quầy trả tiền cho chủ quán. Chủ quán không đi thu bởi còn tất bật lo nấu mẻ bánh tiếp theo. Mọi người rất cảm thông, không trách cứ gì chị.
< Với đôi bàn tay thoăn thoắt, chị bốc mỗi chỗ một ít gia vị rồi nêm vào nồi nước lèo vừa được đưa ra từ bếp.
Quán vẫn đông khách bởi họ là những thực khách sành ăn. Họ cảm thấy thú vị khi ngồi chờ đợi và thỏa mãn khi được thưởng thức tô bánh canh nóng hổi, thơm ngon.
Chúng tôi hỏi chị: “Có khi nào bị khách “giả quên” đi luôn không trả tiền?”. Chị trải lòng: “Khách đến ăn, mua bao nhiêu mình cũng bán, từ 3.000 – 10.000 đồng/tô. Mình chưa gặp trường hợp ăn quỵt nào cả. Khách ăn xong trả đủ tiền rồi về, hôm khác lại đến ủng hộ”.
< Khách đứng xếp hàng, ai muốn ăn sớm thì tự lấy tô, bỏ gia vị hành, ớt rồi đứng xếp hàng chờ múc bánh canh.
“Bánh canh chờ” đã trở thành thương hiệu khó quên của xã Châu Lăng. Anh Phương, một du khách từ Huế đến Tri Tôn đã ghé qua “bánh canh chờ” cho biết:
“Tôi ăn bánh canh ở khắp nơi nhưng chưa có nơi nào có hương vị khó quên như ở đây. Quán không sang, luôn chờ đợi nhưng để được ăn một tô bánh canh ngon mà phải chờ thì cũng đang lắm chứ !”.Dulichgo
< Sau khi có được tô bánh canh, khách bê ra bàn ngồi ăn, ăn xong khách sẽ tự đến quầy trả tiền cho chủ quán.
“Dù không ăn được nhiều, nhưng ngày nào tôi cũng mua tầm 5.000 đồng bánh canh mang về cho đứa con ở nhà, bánh canh của chị Nha nấu rất ngon, ăn rất vừa miệng”, chị Phạm Thanh Hoá, ngụ Ấp Rò Leng, xã Châu Lăng chia sẻ.
Trước khi tạm biệt chị, chúng tôi hỏi về truyền nghề sau này. Chị Neang Kanh Nha nở nụ cười hiền hòa đáp lễ: “Tới tôi là hết người để truyền lại rồi, con cháu giờ vào công ty, xí nghiệp hết rồi. Không đứa nào chịu làm bánh canh hết”.
Theo Mạnh Linh (Báo Tin tức)
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.