(VIVU) – Qua hơn một trăm năm, ngôi nhà thờ cổ H’Bâu nay chỉ còn lại tàn tích tháp chuông rêu phong giữa màu xanh của cây lá, khiến ta không khỏi nghĩ đến thuở đầu, khi tiếng chuông đầu tiên từ thánh đường này ngân vọng, dội vào vách đá trong thâm sâu đại ngàn.
Nhà thờ cổ H’Bâu nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thuộc làng Xõa (Chư Păh, Gia Lai).
Nhà thờ cổ H’Bâu được xây dựng vào năm 1909, phía trước nhà thờ còn ghi dòng chữ Hán: Kỷ Dậu niên (năm Kỷ Dậu). Xưa, muốn vào được nơi đây phải vượt qua hai dãy núi Chư Jôr và Chư Nâm hiểm trở cùng bao mối đe dọa trong lòng rừng già.
Dulichgo
Đường đến nhà thờ cổ H’Bâu đi qua một vùng chiêm trũng mà người dân ở đây quen gọi là “cánh đồng Ngô Sơn”.
Mạch ngầm từ lòng núi là “bầu nước ngọt” vô tận nuôi dưỡng những mùa vàng dưới chân ngọn Chư Nâm. Nước nguồn từ đây lại chảy mãi cho đến khi đổ ra hồ T’Nưng. Vào tháng 11, những thửa ruộng được tháo nước chờ đến ngày thu hoạch.
Qua hơn một thế kỷ, do sự tàn phá nặng nề của chiến tranh nên ngôi thánh đường này chỉ còn giữ lại được một phần tháp chuông và mặt trụ phía trước.
Dulichgo
Dù trong làng đã xây dựng nhà thờ mới nhưng nhiều người J’rai vẫn ghé đến đây để dâng hoa và cầu nguyện mỗi ngày.
Dưới tháp chuông, tượng Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá được treo trang trọng như một sự tưởng nhớ của họ đến ngôi thánh đường cổ đang dần bị thời gian chôn vùi.
Từ tàn tích tháp chuông của ngôi nhà thờ cổ, ta có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của núi Chư Đang Ya – một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm trước đang vào mùa dã quỳ nở rộ.
Dulichgo
Dưới chân hai ngọn Chư Đang Ya và Chư Nâm, người dân J’rai từ bao đời nay vẫn giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt đời thường và lao động.
Họ sống hòa hợp với thiên nhiên, trồng trọt và chăn nuôi trên những thửa đất bazan màu mỡ mà trời đất đã ban tặng.
Theo Phạm Ly, Chu Thế Dũng (Vivu247)
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.