(BKT) – Từ ngàn đời nay, người Giẻ Triêng sống dưới chân núi Nồi Cơm (xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei) đã biết làm lúa nước. Lúa là nguồn lương thực chính nên họ rất quý trọng. Họ bảo quản lúa rất kỹ theo cách riêng của mình – làm kho cất giữ ở bên khu ruộng.
Kho lúa được lợp tranh, bốn vách được đan bằng nứa hoặc thưng bằng gỗ chắc chắn, không hề rơi vãi lúa ra ngoài, 4 hoặc 6 trụ được chọn loại gỗ rất chắc và được đẽo gọt rất thẩm mỹ, mối mọt rất khó phá hỏng. Kho lúa có một cửa duy nhất được làm bằng ván, dưới các trụ của kho lúa thường có các vòng tròn lớn ngăn chuột tiếp cận kho lúa.
Kho lúa nằm tách biệt với làng nhưng gần các đồng ruộng, khi thu hoạch lúa, người dân chỉ mang một ít về đủ để làm lễ mừng lúa mới, còn lại đổ luôn vào kho (không phơi khô sau khi thu hoạch như người Kinh). Các kho lúa nằm tách biệt với làng nhưng không hề mất trộm, kho lúa của nhà nào nhà đó dùng.
Người Giẻ Triêng có luật tục rất khắt khe, ai trộm cắp bị làng phạt rất nặng nếu tái diễn sẽ bị đuổi ra khỏi làng (bị đuổi ra khỏi làng là một trong những hình phạt nặng nhất mà người Giẻ Triêng đã từng áp dụng).
Dulichgo
Kho lúa của người Giẻ Triêng tại xã vùng biên Đăk Blô được lợp bằng tranh (nay hiện đại hơn nên đã lợp tôn) và lợp rất cẩn thận không bao giờ bị mưa dột. “Nhà ở có thể bị mưa dột chứ kho lúa thì không bao giờ” – ông A Ngỗi khẳng định. Xung quanh kho lúa luôn được phát quang thoáng mát, và dưới kho lúa luôn được quét dọn sạch sẽ, khô ráo, có khi sạch hơn nhà ở của họ.
Nói như thế để thấy, với người Giẻ Triêng nơi đây kho lúa với họ có giá trị như thế nào, cũng dễ hiểu vì lúa là nguồn lương thực chính mang lại nguồn sống cho họ bao đời nay trên mảnh đất này. Sự tích núi Nồi Cơm cũng xuất phát từ hạt gạo nơi này.
Khi được hỏi sao không để kho lúa gần nhà để tiện trong việc lấy lúa giã gạo mà để ngoài rẫy thế? Già làng Ping Lang – A Níc bộc bạch: Để ở ngoài an tâm cái bụng hơn là để ở nhà, nếu có điều xấu xảy ra như cháy nhà thì vẫn còn lúa để ăn, chứ để lúa ở gần nhà, cháy nhà, là cháy lúa luôn, hết lúa nhà mình đói mà chết thôi.
Đây có thể là lý do chính mà người Giẻ – Triêng không bao giờ cất lúa tại nhà. Khi nào nhà hết gạo họ mới mang gùi ra kho cõng lúa về giã gạo ăn dần.
Dulichgo
Khi gặt xong, lúa được cất giữ hết vào kho, sau đó bà con sẽ mổ gà, heo cúng thần lúa. Khi chưa làm lễ mừng lúa mới cúng thần thì không ai được lấy lúa từ kho.
Có một điều rất lạ là người Giẻ Triêng luôn để lúa chín thật kĩ, gặt xong là đổ vào kho luôn không hề phơi thêm nắng. Các kho lúa luôn nằm ở vị trí thoáng mát, bốn bên là vách nứa hoặc ván luôn có lỗ nhỏ thoáng khí nên lúa gặt xong không hề phơi nhưng cũng không hề hư hay ẩm mốc.
Theo Trần Nhật Lam (Báo KonTum)
Người Miền Trung !
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.