RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Long Hải cũng có lắm cái hay! (P11)

Advertisement

(Tiếp theo) – Bài ni, ta viết về Long Điền như một lời từ giã vậy và chắc chắn sẽ có ngày tái ngộ.

< Gần 5h sáng, ra gọi cửa cô chủ Thúy An Guesthouse (vị trí >) để trả phòng, trả tiền và nhận lời chúc lộ trình bình an rồi bọn mình đi.

Long Điền là huyện ven biển nằm ở phía nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía huyện Đông giáp Đất Đỏ, phía Tây giáp thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa, phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp huyện Châu Đức. Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 77,06 km2.

< Rời Long Hải theo con đường 36, cứ tưởng vắng nhưng cũng thấp thoáng xe cộ chạy rồi (vị trí >).

Huyện Long Điền có 2 thị trấn: Long Điền, Long Hải và 5 xã gồm Xã An Ngãi, Tam Phước, An Nhứt, Phước Tỉnh, Phước Hưng.

< Máy ảnh chọn chế độ sai nên ảnh ra… phát bịnh. Hồi xửa mới có cái Nikon nghiên kiú em nó kỹ lắm, trước khi ngồi lên xế là ‘ẻn’ đã phải được chỉnh này kia đâu đó đàng hoàng. Bi giờ, lạm dụng mấy cái alô nên nên lãng quên. Chừng dìa xem lại mới thấy ‘trời ơi đất hỡi’, tiếc quá. Nhưng dù gì cảnh thật cũng đã nằm trong ‘bộ nhớ’ trong đầu ròi!
Trên DT44 gió lồng lộng, mình chạy vi vu thoáng chốc đã thấy ngã 3 An Ngãi (vị trí >).

< Xem bản đồ lại lần nữa cho chắc rồi rời đường lớn, vào đường con con. Đây là đường Bùi Công Minh thuộc xã An Ngãi. Ảnh xấu như Chung Vô Diệm nên chả dám khoe nhiều, nhịn!

< Chạy miết vào trung tâm huyện Long Điền thì trời ửng sáng. Lúc này 5h30 rồi.

– Xưa kia, huyện Long Điền là toàn bộ tổng An Phú Thượng, thuộc tỉnh Bà Rịa.

– Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, quận Long Điền thuộc tỉnh Phước Tuy.

< Tấp vào quán cóc ven đường uống ly cà phê. Đây chính là cái khúc đường cong ngồ ngộ trên đường Mạc Thanh Đạm (vị trí >). Cứ ngỡ ở giữa là chợ, nay xem lại mới thấy đó là công viên bé con.
Bà xã không uống, đeo cái máy chộp đi lòng vòng thì mình chớp bằng cái alô.

< 2 bữa nay uống cafe sân vườn, nay uống cóc: chất lượng thua xa nhưng ngồi cóc thì được nghe thiên hạ tán dóc chuyện trời biển. Nhưng thôi, cũng là cà với phê, cho đầu óc nó tỉnh táo cái đã mới lái xế được ngon chứ!

< Tỉnh rồi đi. Chạy một nhoáng nữa, thấy cái bùng binh bự xa xa: Đây là Ngã 5 Chợ Mới Long Điền (vị trí >). Đường bọn mình đi là Mạc Thanh Đạm, nhánh trái to đùng là Võ Thị Sáu, nhánh phải bự bà chảng là đường Bạch Mai, hai nhánh trước là HL 2 và HL 8.

– Sau năm 1975, quận Long Điền và quận Đất Đỏ hợp nhất thành huyện Long Đất tỉnh Đồng Nai. Địa bàn huyện Long Điền ngày nay khi đó thuộc các xã: An Ngãi, Long Điền, Long Hải, Phước Tỉnh, Tam An của huyện Long Đất.

< Lộ trình nửa kia chọn HL2, dzị thì hương lộ 2 đây. Bên phải là hàng dừa à? Hổng phải, đó là hàng cau vua dỏm dáng, dừa không còn đất sống trong nội thị nữa rồi thì fải!

< Chạy tí chút nữa là rời khu dân cư, đường sớm vẫn vắng teo, mát lạnh.

– Ngày 11 tháng 7 năm 1984, chuyển 2 xã Long Hải và Long Điền thành 2 thị trấn có tên tương ứng.

– Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Long Đất thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

< Rời nội ô rồi thì gặp ngay cánh đồng An Ngãi (vị trí tại đây >)Ảnh chụp vậy chứ thật ra chỉ là một góc rất nhỏ của nó thôi.

< Cánh đồng An Ngãi là vựa lúa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nếu đi đường nối xã An Nhứt với xã Long Tân: ta sẽ thấy ruộng lúa cỡ ‘cò bay thẳng cánh, cò mệt còng lưng’!

– Ngày 23 tháng 7 năm 1999, chia xã Tam An thành hai xã Tam Phước và An Nhứt; thành lập xã Phước Hưng trên cơ sở 854,26 ha diện tích tự nhiên và 9.700 nhân khẩu của xã Phước Tỉnh

< Cho đến lúc này, mình vẫn chưa nhận ra được cái Nikon đang chụp ảnh Thị Mầu! Đúng ra, cần chỉnh lại hoặc đặt auto lúc uống cà phê kia.

< Gió vi vu, máy xe đằm đằm. Nhìn trước rồi nhìn kiếng hậu chả thấy xe nào – hạnh phúc trên đường trường là đi những con đường vắng ngắt thía này đây – tự dưng thấy ta một mình một cõi!

– Ngày 1 tháng 1 năm 2004, Chính phủ chia huyện Long Đất cũ thành hai huyện Long Điền và Đất Đỏ theo nghị định 152/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 12 năm 2003. Huyện Long Điền gồm có 2 thị trấn: Long Hải, Long Điền và 5 xã: An Ngãi, An Nhứt, Phước Hưng, Phước Tỉnh, Tam Phước.

< Rồi cũng thấy người khi vào địa phận xã Hòa Long. Đường lớn bên trái (vị trí >) là Võ Văn Kiệt nối thẳng vào thủ phủ Bà Rịa qua nhiều khu quy hoạch mới mở, bọn mình vẫn chạy thẳng HL2.

< Trung tâm xã Hòa Long đây, vừa chạy vừa nhìn quanh quất tìm chỗ điểm tâm sáng nhưng chưa chấm món mô. Kinh nghiệm cho thấy, bóp cái bụng lại, không hấp tấp sẽ có chỗ ăn ngon. Mà kè kựa hoài, đôi khi ‘mờ mắt’ cũng tấp vô chỗ dở ẹt – Trời khiến mà!

Các tuyến Quốc Lộ chạy qua địa bàn huyện gồm:

– Quốc lộ 55 nối thành phố Bà Rịa với huyện Xuyên Mộc
– Tỉnh lộ 44 nối thành phố Bà Rịa qua thị trấn Long Hải đến thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ).

< Trường tiểu học Hòa Long nè, còn quá sớm để bọn trẻ tới trường (vị trí >).

Huyện Long Điền là huyện hội tụ các tiềm năng để phát triển thủy sản và du lịch. Hải sản là ngành mũi nhọn chủ lực của huyện với sản lượng đánh bắt trên dưới 60.000 tấn/năm – đứng đầu toàn tỉnh. Cảng cá Phước Tỉnh hiện nay là cảng cá lớn nhất tỉnh luôn tấp nập tàu thuyền ra vào, đi theo đánh bắt hải sản là các dịch vụ và các ngành nghề khác có điều kiện phát triển như: cung ứng xăng dầu, dịch vụ cung cấp nước ngọt, sản xuất nước đá, đóng sửa tàu thuyền, cơ khí sửa chữa, các mặt hàng hải sản đông lạnh như: cá khô, nước mắm…, chế biến thức ăn gia súc.

< Đường xá khang trang, sạch đẹp nhìn thích mắt. Nhưng sẽ thích hơn nếu có một quán bún bò nào đó hiện ra – thiệt đông! À, ta đang mơ à?

Về công nghiệp, Địa bàn xã An Ngãi là nơi đóng đô của nhà máy xử lý khí Dinh Cố trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với nhiệm vụ xử lý khí được dẫn từ giàn khai thác khí Bạch Hổ, Lan Tây và Lan Đỏ bằng hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn. Hiện nay Nhà máy xử lý khí Dinh Cố sản xuất khoảng 1,5 tỷ m3 khí khô, 130.000 tấn Condensate, 350.000 tấn LPG/năm.

< Loe hoe, một đôi chiếc xe ♪, nó chạy toe toe ♪♫ trên đường dưới hàng me ♫…

< Ra khỏi trung tâm xã Hòa Long, đường xa hết tầm mắt với hai bên sẽ là rừng… Ủa, ta ăn sáng rồi à? Chưa anh, chưa vội đâu…

Phần dịch vụ, với chiều dài bờ biển của huyện khoảng 26 km có nhiều bãi tắm đẹp, là tiền đề để phát triển ngành du lịch của huyện. Ngoài cảnh quan, trên địa bàn huyện còn có một số di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng như:
Khu Căn Cứ Minh Đạm, Dinh Cô, Chùa Long Bàn và trong đó hàng năm diễn ra lễ hội Dinh Cô thu hút khoảng hơn 20.000 khách thập phương đến viếng vào các ngày 11-12/02 âm lịch…

< Tấp vào ven đường, cạnh khoảng rừng cao su. Trụ cây số ghi rõ: Còn 3km nữa đến QL56 – Dzị là ta đang ở đây (vị trí >). Bản đồ trên Google Map chuẩn không cần chỉnh mặc dù nó sai bét nhè ‘chỗ của bạn’ tầm 20m. Trời đất bao la, hai chục mét chả bỏ bèn gì!
Đi QL56 dìa à? Hổng dám đâu, chỉ ‘mượn tạm’ nó một đoạn ngắn thôi…

Riêng tại Long Hải, hàng năm tiếp đón khoảng 300.000 lượt khách đến đây tắm biển, ngắm cảnh và nghỉ dưỡng, trong đó có khá nhiều khách quốc tế cao cấp.

Về nông nghiệp: Huyện Long Điền có cánh đồng An Ngãi rộng lớn là vựa lúa của tỉnh.
Toàn địa bàn huyện có 12 trường tiểu học, 11 trường THCS, 4 trường THPT và 1 trường cao đẳng.
(Còn tiếp)

Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10 – Phần 11 – Phần 12 – Phần 13 – Phần 14 – Phần 15 – Phần 16 – Phần 17 – Phần 18 – Phần 19 – Phần 20

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468