(VTV) – Hàng năm, cứ đến mùa nước phù sa đục đổ về ngập các con sông, bà con lại tất bật vào mùa. Ngày trúng đậm, một cái vó có thể thu về 100-200 kg cá, thu nhập 1-2 triệu đồng.
Cất vó đánh bắt cá tôm là một công việc quen thuộc của người dân ở miền Tây sông nước thời xưa. Ngày nay hình ảnh những chiếc vó thô mộc đã thưa thớt dần. Có chăng, nó chỉ dễ tìm qua những bức ảnh nghệ thuật nhưng tại vùng đầu nguồn của tỉnh An Giang vẫn còn tồn tại một xóm vó giữ nghề cha truyền con nối. Đó là xóm vó Nhơn Hưng tại huyện Tịnh Biên. Ở đây sở dĩ được gọi là xóm vó bởi vì cứ đi dọc theo con kênh có hơn 10 hộ gia đình cất vó mưu sinh.
Nghề cất vó được xem là một nghề vừa vất vừa nhàn nhất trong tất cả các nghề đánh bắt. Vất vả vì có khi phải thức cả đêm trông chừng con nước, còn nhàn hạ là vì không phải làm việc xa nhà, cứ mỗi sáng sớm gom cá ra chợ… là có thêm tiền. Mùa cất vó vẫn được cho là mùa hốt bạc.
Chợ Cống Đồn thuộc Xã Vĩnh Tế của TP Châu Đốc không phải là chợ cá đồng lớn nhất ở miền Tây nhưng trong vùng đầu nguồn An Giang, đây là khu chợ cá đồng họp lâu tan nhất.
Sản vật chủ yếu từ đầu đến cuối chợ vẫn là những đặc sản đồng quê. Có người đặt vó nhưng cũng có người bắt cá bằng cách vãi chài, ghe cào, giăng lưới.
Dulichgo
Tuy nhiên, để được nguồn thu nhập khá, người theo nghề phải có những tuyệt chiêu. Phải biết chỉnh vó, canh nước, đón luồng cá chạy. Cái vó quen thuộc là vậy nhưng không phải ai cũng biết những kinh nghiệm lắt léo trong nghề. Đó là lý do vì sao có người đặt vó, cá chạy nặng lưới, bán được nhiều tiền. Thế nhưng có người chỉ kéo cá vừa đủ phục vụ cho 2 bữa cơm mà thôi.
Thiết kế một cái vó khá đơn giản vì chỉ cần một tấm lưới đủ rộng mắc vào 4 càng vó được làm từ những thân tre. Tuy nhiên, muốn có cá, khi hạ xuống, tấm lưới phải bung ra.
Dulichgo
Miệng vó phía bên hứng cá cần hạ sát đáy sông. Còn phía bên kia, cọng dây phải căng cho thẳng để nâng cao miệng vó, để khi cá vào trong rồi không ra được.
Cất vó là phương thức đánh bắt khá độc đáo. Nhờ nó, bữa cơm chốn đồng quê trở nên sung túc hơn. Những ông bố bà mẹ quê có thêm điều kiện nuôi con ăn học. Với những đứa con xa quê, hình ảnh cái vó còn nhắc nhớ về những kỷ niệm, bởi vậy mới có câu da dao:
“Còn đây cái vó bên sông
Dẫu có theo chồng em vẫn nhớ quê”.
Theo Lan Anh (VTV9)
Người Miền Trung
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.