___________________________________________________________________
1 Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tài khoản
Phương pháp tài khoản là một trong các phương pháp hạch toán kế toán nhằm thông tin và kiểm tra về trạng thái, về sự vận động và mối liên hệ giữa các đối tượng hạch toán kế toán theo từng loại tài sản, nguồn vốn cũng như từng quá trình kinh doanh.
Nội dung của phương pháp tài khoản có thể cụ thể hóa như sau:
– Theo dõi, phản ánh tình hình biến động của từng đối tượng hạch toán kế toán
– Cung cấp thông tin cho nhà quản lý về tình hình biến động tăng, giảm và hiện có của từng đối tượng hạch toán kế toán trong mối quan hệ với các đối tượng khác. Với nội dung như trên, phương pháp tài khoản có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác hạch toán kế toán:
– Thông qua phương pháp tài khoản, các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được sắp xếp, phân loại theo từng đối tượng hạch toán kế toán, từng loại hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho việc hệ thống hóa và tổng hợp thông tin được thuận lợi hơn.
– Thông báo cho nhà quản lý về tình hình từng loại tài sản, nguồn vốn và từng loại hoạt động của đơn vị trong mối quan hệ tương hỗ với nhau.
– Là cơ sở để thực hiện phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán. Để thực hiện được những nội dung của phương pháp tài khoản kế toán, trước hết cần phải có những hiểu biết nhất định về tài khoản kế toán.
2 Tài khoản kế toán
2.1 Khái niệm tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là hình thức mô phỏng của sổ kế toán; là biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh tình hình về sự vận động của từng đối tượng hạch toán kế toán theo từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn, từng loại quá trình hoạt động.
2.2 Cơ sở và nguyên tắc thiết kế tài khoản kế toán
CƠ SỞ
|
NGUYÊN TẮC
|
1/ Căn cứ vào nội dung của đối tượng hạch toán kế toán Đối tượng hạch toán kế toán gồm ba loại cơ bản đó là tài sản, nguồn vốn và quá trình hoạt động của đơn vị.
|
=> 1/ hệ thống tài khoản phải phàm ánh được ba loại cơ bản của đối tượng hạch toán kế toán: Tài sản, Nguồn vốn và quá trình hoạt động.
|
2/ Căn cứ tính vận động của đối tượng hạch toán kế toán Các đối tượng hạch toán kế toán luôn có hai chiều hướng vận động ngược nhau: hoặc tăng lên hoặc giảm xuống.
|
=>2/ Tài khoản kế toán phải được thiết
kế theo kiểu hai bên đối xứng nhau để
theo dõi sự vận động tăng giảm của từng
đối tượng hạch toán kế toán .
|
3/ Căn cứ vào tính đa dạng của đối tượng
hạch toán kế toán
Mỗi đối tượng thường được chia thành
nhiều đối tượng chi tiết hơn.
|
=>3/ Tài khoản kế toán phản ánh mỗi
đối tượng phải được thiết kế gồm tài
khoản tổng hợp và các tài khoản phân
tích để theo dõi nội dung chi tiết của
từng đối tượng tổng hợp.
|
4/ Căn cứ vào tính vận động không đồng bộ giữa giá trị và hiện vật của một số đối tượng hạch toán kế toán trong một số trường hợp đặc biệt.
|
=>4/ Bên cạnh các tài khoản kế toán thông thường cần phải có các tài khoản điều chỉnh để biểu hiện chính xác các đối tượng hạch toán kế toán có sự thay đổi giá trị nhưng không thay đổi về hiện vật.
|
5/ Căn cứ vào tính đối lập tương đối của hai đối tượng hạch toán kế toán cơ bản là: Tài sản và nguồn vốn
|
=>5/ Tài khoản kế toán phản ánh tài sản được thiết kế ngược chiều với tài
khoản phản ánh nguồn vốn.
|
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.