Trong hệ thống chợ của thành phố Lai châu, chợ San Thàng có từ lâu đời nhất. Chợ phiên San Thàng cũng là phiên chợ lớn nhất của tỉnh với sự tham gia mua bán của bà con các dân tộc Dao, Mông, Thái, Giấy, Lự… thuộc ba huyện, thị là Tam Đường, Phong Thổ, và thành phố Lai Châu.
< Một góc chợ phiên San Thàng.
Chợ San Thàng không chỉ là nơi giao thương mà còn là nơi để bà con nhân dân các dân tộc trong vùng gặp gỡ, giao lưu và trao gửi tâm tình. Đến với chợ San Thàng một điều dễ nhận thấy là chợ không chỉ có nhiều hàng hóa, nông sản mà còn rực rỡ sắc màu trang phục của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Chợ phiên San Thàng có tên gốc là chợ Tam Đường đất. Tam Đường trong tiếng của dân tộc tộc Giấy có nghĩa là ngã ba đường.
Thời Pháp thuộc, Tam Đường là địa điểm trung tâm nhất của tỉnh Lai Châu ngày nay. Khi ấy, tại Tam Đường có các tuyến đường ngựa thồ nối với các huyện Phong Thổ, Bình Lư, Than Uyên nên bà con các dân tộc trong vùng chọn làn nơi họp chợ, mua bán, trao đổi sản vật.
Theo biến thiên của thời gian, các tuyến đường mới được xây dựng, nên khu vục chợ Tam Đường đất không còn là nơi trung tâm của vùng, bà con lấy tên khu vực họp chợ là bản San Thàng làm tên mới cho phiên chợ cổ xưa này.
Dulichgo
Chợ phiên San Thàng họp vào ngày thứ Năm và Chủ nhật hằng tuần. Từ rất sớm, khi mặt trời còn chưa mọc, bà con các dân tộc Lự, Giáy, Mông, Giao, Thái… ở lưng chừng núi, lưng chừng đèo xa xôi, hay từ những bản cách xa chợ hàng chục cây số nô nức đến chợ từ lúc những dải mây, sương mềm mại vẫn còn ngủ vùi trong những sườn núi. Đến hẹn lại lên những dòng người từ khắp các ngả đường bản xa, làng gần đổ về chợ làm náo nhiệt cả một vùng mà thường ngày rất yên ả, chỉ nghe thấy tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới sắp về và tiếng khèn gọi bạn tình của những chàng trai Mông văng vẳng nơi xa.
Trong những bộ quần áo đẹp nhất, người dân mang đến chợ sản vật, hàng nông sản hay những vật dụng sinh hoạt truyền thống. Trên một khoảng đất khá rộng ngay bên suối San Thàng, chợ phiên càng lúc càng nhộn nhịp, đông vui kéo dài đến tận giữa trưa.
Dulichgo
Mỗi dân tộc có một bản sắc riêng và họ mang những nét riêng đó đến chợ. Điều đáng nói là chợ phiên San Thàng nằm cận kề trung tâm thành phố nhưng đến nay vẫn giữ được nét riêng biệt của phiên chợ vùng cao bởi những trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu của đồng bào về họp chợ: Sắc màu hoa văn lung linh trên khăn, túi ,áo váy của cô gái Dao, cô gái mông, cô gái Lự… và những đặc sản địa phương mà họ tự sản xuất, chăn nuôi được đem đến: lợn, gà, rau, khoai, sắn và các sản vật từ thiên nhiên như mật ong, rau rừng…
Không giống các hộ kinh doanh ở miền xuôi, bà con các dân tộc nơi đây rất mộc mạc, cái mộc mạc ấy được thể hiện trong từng suy nghĩ và cách giao tiếp với nhau, và việc mua bán cũng vậy, không mặc cả, thuận thì mua, vừa thì bán… và khi đã bán hết hàng, những người phụ nữ lại rủ nhau mua sắm những đồ dùng trong gia đình còn người đàn ông lại quây quần bên chảo thắng cố hay quán phở chua vừa nhâm nhi ly rượu vừa trò chuyện với nhau về cuộc sống, gia đình.
Và đến khi mặt trời đã đứng bóng, chảo thắng cố đã cạn, bình rượu ngô đã vơi, trên lưng những con ngựa đã chất đầy đủ những đồ dùng gia đình, bà con các dân tộc lại dắt nhau ra về kết thúc một phiên chợ đông vui, náo nhiệt .
Dulichgo
Chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là dịp để mọi người gặp gỡ, trò chuyện tâm tình. Có lẽ vì vậy những phiên chợ vùng biên ải luôn để lại những ấn tượng khó quên cho những ai một lần có dịp ghé thăm.
Phiên chợ San Thàng đã ăn sâu vào trong tiềm thức, nếp nghĩ, nếp sống của người dân vùng cao nơi đây cũng như của bất cứ du khách nào đã có dịp ghé thăm mảnh đất hoang sơ, bình dị nhưng cũng rất đỗi thân thương và gần gũi.
Người Miền Trung ! tổng hợp
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.