RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

“Sâm cát” – vị thuốc quý, món rau dân dã

Advertisement

(BQN) – “Sâm cát” cái tên vừa quen lại vừa lạ. Quen vì đây lá món rau dân dã mà không ít người dân ở vùng ven biển vào mùa mưa hay hái về để dùng trong bữa ăn hằng ngày. Lạ vì ít ai biết rằng, loại rau mọc hoang trên cát này lại là vị thuốc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người để bảo vệ sức khỏe.

Vị thuốc quý mọc hoang trên cát

Cây sâm cát mọc hoang rất nhiều ở những bãi cát ven biển trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các xã bãi ngang ven biển ở huyện Mộ Đức. Sâm cát có nhiều tên gọi khác nhau như: Sa sâm nam, xà lách biển, hải cúc… Đây loại cỏ thuộc họ cúc.
Sâm cát mọc bò trên mặt cát, từ mỗi gốc cây có thể mọc ra hai hay ba thân bò hình sợi dài có nhiều đốt. Các sợi này vươn ra, nằm dài trên mặt cát. Ở mỗi đốt thân mọc bò này lại có rễ ăn xuống cát và có lá ở trên như một cây riêng.

Qua quan sát, cây sâm cát trưởng thành cao cách mặt đất khoảng 10cm, lá có hình răng cưa, hai mặt lá trơn nhẵn, bìa lá chia nhiều thùy không đều. Thân cây sâm cát đoạn thân gần gốc và rễ có màu trắng. Hoa có màu vàng tươi giống như hoa cúc.
Dulichgo
Theo các tài liệu nghiên cứu, sâm cát vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh, có tác dụng mát phổi, dưỡng huyết, chữa ho, hết đờm, trừ phiền nhiệt.., được dùng chủ yếu để chữa ho, trừ đờm và làm mát phổi. Với công dụng của cây sâm cát, người dân ở vùng ven biển nơi có cây sâm cát sinh trưởng và phát triển thường đào cây sâm cát, đặc biệt là lấy phần rễ về rửa sạch, phơi khô, sao qua làm thuốc nấu nước uống để phòng ngừa và chữa bệnh.

Rau sạch của người dân miền biển

Rau sâm cát ăn rất mát cơ thể nên không ít người dân ven biển Mộ Đức và nhiều vùng ven biển khác trong tỉnh hay hái loại rau này về ăn và dùng như một món ăn quen thuộc hằng ngày trong bữa cơm gia đình. Rau sâm cát hái về đem rửa sạch, chế biến thành món rau luộc, nấu canh hay có thể ăn sống như rau xà lách rất ngon.

Ông Trần Ngọc Bình ở xã Đức Chánh (Mộ Đức) cho biết, cây sâm cát mọc quanh năm trên khắp các bãi cát  nên muốn ăn ra biển hái lúc nào cùng có. Tuy nhiên, cây sâm cát ăn ngon nhất là vào mùa mưa. Bởi mùa nắng, cây sâm cát bị khan nước, mọc lè tè mặt cát, lá mảnh nhỏ, hái khó và ăn không ngon. Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu nặng hạt, cây sâm cát đón được nước ngọt từ trời trở nên xanh tươi, mơn mởn, giòn hơn và ăn cũng ngon hơn.

Là loại cây rau mọc rất nhiều trên cát nên việc hái cũng rất dễ dàng. Người hái chỉ cần dùng tay bới sơ lớp cát phía dưới gốc rồi nhổ lên, giũ cát rồi bỏ vào bao, rổ đựng mang theo. Mỗi người một lần hái có thể hái từ 1-2kg rau sâm cát về dùng trong gia đình.
Dulichgo
“Thường ngày đi làm, những người nông dân trong lúc giải lao hay những đứa trẻ chăn bò tranh thủ lúc rảnh, hái nắm rau sâm cát về là đã có một đĩa rau, bát canh ngon trong bữa ăn”- ông Bình cho hay.

Vừa là bài thuốc, vừa là món ăn bổ dưỡng, ngon, sạch và không phải vùng bãi cát biển nào cũng có nên hiện nay, khi nhu cầu rau sạch ngày càng lớn không ít hộ dân nghèo ngoài hái về dùng trong gia đình còn bán cho người khác có nhu cầu thưởng thức loại rau sạch này để kiếm thêm thu nhập.

Rất được người tiêu dùng ở Quảng Ngãi ưa chuộng, hiện giá bán của sâm cát dao động từ 70.000-100.000 đồng/kg, thế nhưng không phải lúc nào có tiền cũng mua được loại cây rau này.

Theo HP (Báo Quảng Ngãi)
Người Miền Trung !

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468