RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Sự cạnh tranh của ngành Quản trị Kinh doanh

Advertisement
Quản trị kinh doanh là một trong những ngành có sức hút lớn đối các bạn trẻ năng động, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế những năm gần đây. Ngày càng nhiều người trẻ yêu thích và quyết định chọn Quản trị kinh doanh để theo đuổi và thực hiện ước mơ làm giàu. Tuy nhiên, học ngành Quản trị kinh doanh ra làm gì? cơ hội phát triển của ngành này trong tương lai như thế nào? cũng là câu hỏi người học cần hiểu thật cặn kẽ nhằm đảm bảo cơ hội nghề nghiệp sau này.
Người làm trong ngành quản trị kinh doanh
Nguời làm trong ngành quản trị kinh doanh phải luôn năng động, nhạy bén, tự tự tin, mạnh mẽ, có khả năng làm việc với nhiều áp lực, có sự cạnh tranh. Có khả năng ăn nói và thuyết phục mọi người. Người nhiều năng lượng, tham vọng nhưng cũng rất hòa đồng và thích giao du. (Kiểu người E – Enterprise)
Để có thể phát triển và làm việc với ngành quản trị kinh doanh, đòi hỏi nguời thực hiện phải am hiểu một lượng kiến thức không nhỏ về các quy luật kinh tế, phương pháp quản trị, chiến lược kinh doanh. Đồng thời, phải rèn luyện liên tục, trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được công việc chuyên môn:
– Kỹ năng Xây dựng chiến lược, và lập các kế hoạch kinh doanh
– Kỹ năng nghiên cứu, phát triển thị trường
– Kỹ năng xây dựng, điều hành hệ thống kinh doanh
– Các kỹ năng về marketing, tiếp thị
Những thuận lợi và khó khăn khi làm trong ngành quản trị kinh doanh
Áp lực từ hoạt động kinh doanh với sự cạnh tranh của rất nhiều đơn vị khác, để có thể đưa công ty phát triển, bạn cần phải nhạy bén đề ra những chiến lược, giải pháp phù hợp. Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, bạn sẽ phải đối diện với những thất bại vì không đạt mục tiêu, hoạt động kinh doanh bị trì trệ kéo theo hoạt động sản xuất và toàn bộ nhà máy của bạn bị trì trệ. Không những thế, với một nguồn lực con nguời, tài chính giới hạn trong tổ chức, việc quản trị con nguời và tài chính không phải là việc dễ dàng.
Tuy vậy, thành công khi đã đến luôn được ghi nhận; đầu tiên chính hệ thống bạn quan trị hoạt động hiệu quả, hoạt động kinh doanh tiến triển tốt và tạo nguồn thu lớn về cho bạn và tổ chức của bạn. Điều đó thật tuyệt vời. Và những vị trí cao nhất trong tổ chức là dành cho bạn.
Với những cử nhân mới tốt nghiệp, con đường nghề nghiệp khá chông gai cho nhiều bạn trẻ. Đôi khi công việc đầu tiên chỉ là những công việc của một nhân viên kinh doanh cơ bản, đôi khi bạn sẽ cảm thấy chán nản với những công việc như thế. Tuy nhiên, nếu bạn đủ năng động, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm để tích luỹ cho bản thân, và tìm cơ hội chuyển sang các vị trí công việc khác phù hợp hơn.
Có nên học ngành Quản trị kinh doanh?
Có thể hiểu, hoạt động kinh doanh không đơn giản là đi bán một sản phẩm thu tiền về, mà là một quá trình phức hợp chịu sự chi phối bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau. Một tổ chức/công ty phát triển tốt, đòi hỏi hoạt động kinh doanh phải thật sự hiệu quả; muốn vậy đòi hỏi phải kiếm soát toàn bộ các quá trình kinh doanh, tối ưu hoá được hệ thống, tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu… Nhu cầu này dẫn đến sự hình thành của ngành Quản trị kinh doanh, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của nền kinh tế, quy mô từ nhỏ đến lớn. Theo đó, ngành Quản trị kinh doanh là một cánh cửa lớn cho những bạn trẻ tự tin, dám đương đầu với thử thách.
Một khi đã trang bị đầy đủ kỹ năng, cũng như tích lũy đủ kinh nghiệm, bạn có thể thử sức ở nhiều lĩnh vực liên quan để biết mình phù hợp với công việc nào. Nhờ đó, cơ hội nghề nghiệp cũng rộng mở hơn, giúp các bạn một lần nữa được học hỏi, trau dồi để phát triển. Những nghề nghiệp được đa số các bạn tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh chọn là: Quản trị Nguồn nhân lực, Quản lý Sản xuất, Quản trị Marketing, Marketing, PR, Quản trị Chuỗi cung ứng…
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực kinh tế nói chung hoặc quản trị kinh doanh nói riêng là: nắm vững kiến thức tự nhiên, xã hội, kiến thức kinh doanh; thành thạo ngoại ngữ và tin học; có khát vọng làm giàu chính đáng, đạo đức kinh doanh; tư duy sáng tạo; có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro.
Các công việc sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:
• Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng tại các doanh nghiệp;
• Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch;
• Với kinh nghiệm có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn;
• Giảng viên ngành Quản trị kinh doanh;
• Khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng…
Quản trị kinh doanh – ngành học năng động, đầy thử thách

Building in a hand businessmen
Quản trị kinh doanh luôn là một ngành chiếm thứ hạng cao trong hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Nhưng nhiều bạn chưa hiểu quản trị kinh doanh là gì. Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Không có một ngành học nào dạy sinh viên ra trường mà có thể làm giám đốc, CEO ngay được. Học Quản trị kinh doanh sẽ cho các bạn biết cho bạn biết làm sao để có thể trở thành giám đốc, CEO và con đường ngắn nhất để đạt đến thành công.
Mỗi một ngành học đều có những thách thức và cơ hội việc làm khác nhau. Việc lựa chọn ngành học nên xuất phát từ niềm đam mê, nguồn lực của bản thân. Khi bạn tự tin về trình độ, khả năng thích ứng với mọi môi trường, có kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp tốt, thích làm việc trong môi trường sáng tạo, năng động, dám đương đầu với thử thách, bạn hoàn toàn có tố chất để theo học Quản trị kinh doanh.
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468