I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả: Nguyễn An Ninh (1899 -1943).
– Là nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước đầu thế kỉ XX.
– Từ một trí thức Tây học, ông đến với chủ nghĩa Mác và những người cộng sản.
– 1908 bị bắt đày đi Côn Đảo.
– Sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với những buổi diễn thuyết.
– Phê phán đạo Khổng – đề cao tinh thần học hỏi văn hoá châu Âu.
– Văn phong khúc chiết, trong sáng, có độ sâu về tư duy văn hoá, tràn đầy nhiệt huyết yêu nước gần gũi với đời sống và con người lao động.
2. Tác phẩm: SGK.
II. Đọc – hiểu văn bản
A. Nội dung
1. Phê phán những kiểu học đòi “Tây hoá”
– Bập bẹ xem vài ba tiếng Tây trong lời nói: làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá.
– Lối sống lai căng từ kiến trúc đến lời ăn tiếng nói. Đó là biểu hiện từ bỏ văn hoá dấu hiệu mất gốc => mất nước
2. Giá trị và vai trò của tiếng nói trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
– Tiếng nói rất quan trọng với vận mệnh dân tộc
“tiếng nói ……thống trị”
“tiếng nói là tinh thần của dân tộc… từ chối quyền tự do”
=> Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu tri thức giúp tiếp xúc nền văn minh, khoa học thế giới, mở mang dân trí.
– Dẫn chứng để chứng tỏ tiếng nước mình không nghèo nàn
+ Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo
+ Tại sao dịch những tác phẩm Trung Quốc mà không viết tác phẩm tương tự.
=> Ngôn ngữ nghèo hay người dùng bất tài.
3. Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với ngôn ngữ nước ngoài
Bên cạnh việc tôn vinh tiếng mẹ đẻ, tác giả còn thấy được vai trò của ngoại ngữ. Người học phải biết một ngoại ngữ để cho đồng bào tiếp cận tri thức nhân loại, đồng thời góp phần bồi đắp làm giàu cho tiếng mẹ đẻ.
B. Nghệ thuật
Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận sắc sảo.
C. Ý nghĩa văn bản
Từ mối tương quan giữa tiếng mẹ đẻ và nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, bài viết đã thể hiện lập trường dân tộc và yêu nước của Nguyễn An Ninh. Ngày nay, tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị.
III. Tổng kết
Bài viết bàn về hiện tượng lai căng ngoại ngữ lúc đó và khẳng định tiếng Việt ta rất giàu có, cần được bồi đắp cho phong phú.
Qua bài viết, tác giả thể hiện cái nhìn khoa học, khách quan mang đậm tinh thần dân tộc. Giọng điệu nhẹ nhàng đầy sức thuyết phục.
(Đã chỉnh sửa theo nguồn từ Internet)
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.