RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Từ Điệp Sơn những những ngày đầu, nay thì…

Advertisement

(ĐGD) – Từ một nhúm đảo hoang sơ ngày ấy với một ít dân làng chài vô cùng chân chất, nay thì…

Điệp Sơn là tên gọi của một dãy gồm 3 đảo nhỏ (thật ra có đến 6 đảo nhưng 3 hòn kia không tên) là Hòn Bịp – Hòn Ó và Hòn Quạ thuộc xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Đảo Điệp Sơn còn được gọi là Hòn Bịp bởi ngày xưa, nơi đây có rất nhiều chim bìm bịp sinh sống và tên này cũng vẫn được lưu giữ tới ngày nay thường được người dân sử dụng. Nhúm đảo này nằm gọn trong vịnh Vân Phong được ngăn cách với biển Đông bằng bán đảo Hòn Gốm và đảo Hòn Lớn. Do vịnh không có sóng to gió lớn, tác động địa chất chỉ do dòng chảy nên cát bồi lắng thành con đường cát.

Ba đảo nhỏ tại Điệp Sơn được nối với nhau bởi con đường bằng cát trắng bồi tự nhiên dài khoảng 800m với chiều rộng trên dưới 1m hiện ra rõ ràng nhất vào lúc triều thấp. Đây chính là điểm nổi bật, hút khách độc đáo nhất của nơi này từ nhiều năm nay.

Và kể từ khi được giới phượt phát hiện, người dân Vạn Ninh từ nghề đánh bắt hải sản, một số ít nuôi lồng bè tôm hùm… thì nay đã có thêm nghề mới là ‘làm du lịch’.

Khách đến tá lả, họ đòi hỏi đủ thứ mà ta không có gì phục vụ coi sao được, lại có tiền nữa chứ?

Từ những ngày đầu, dân phẹt ta thuê thuyền chài của dân ở Vạn Thắng ra đảo chơi, loay hoay chụp choạc rồi ghé vào mấy nhà dân xin chỗ tránh nắng, xin nước uống; trên đảo chả có ai bán gì ăn ngoại trừ ít mì tôm mà phẹt mang theo, vui vẻ vài tiếng rồi lên tàu trở về đất liền… thì nay…

Điệp Sơn giờ đây có tour đàng hoàng, đã có nhà hàng, nhà nghỉ kiểu homestay, ca nô… hay thậm chí cả bungalow được xây dựng với những tiện nghi cơ bản như giường ngủ và quạt nhưng khá là đẹp. Muốn bụi hơn, bạn cũng có thể thuê lều cắm trại hoặc đóng đô cả buổi ở các nhà chòi đựng sát biển.

Có cầu thì có cung, những bạn trẻ đến đây ngày trước – cái thuở đảo chả có gì cung cấp cho họ ngoại trừ nước uống và nước tắm thì nay đã có các dịch vụ từa lưa khi Điệp Sơn trở thành chốn du lịch, thích nhé.

Với đám phượt hạng ‘cày xới’ thì giờ đây coi như… xong! Tìm một chốn giống vậy nhưng con thật hoang sơ, hiếm bóng người?

Chắc khó nhưng biết đâu được? Đất nước mình rộng quá, không đường trên biển thì đường… trên núi, đường trong rừng, nơi mà ta có thể đổ những giọt mồ hôi, tay chồn mỏi gối rồi cuối cùng mới thấy cảm xúc vỡ òa khi thấy mình đang đối diện với một thắng cảnh bồng lai mà chả ai biết, chả báo nào biết, chả web nào biết ngoài ta và những người địa phương tại đó. Cái cảm giác nó sung sướng vô cùng, khó mà diễn đạt được!

Ta là kẻ khám phá ư? Không, nó đã có ở đó hàng ngàn năm qua. Dân tình ở đó cũng biết rõ nhưng người ta không cho nó là chốn du lịch… đến khi mình thấy và cho rằng nó đẹp!

Rồi về, người khoe – kẻ chia sẻ thông tin và hình ảnh trên những trang diễn đàn, blog và báo chí… và một thời gian sau: có thể người dân nơi ấy đổi đời khi họ phất nhờ kinh doanh du lịch, cũng không ngoại trừ họ chửi cái thằng khốn, con khỉ gió nào đó đến chơi, họ tiếp đãi ân cần rồi sau một năm, người ta đến ‘giải tỏa’ ráo để làm resort mấy sao!

Chắc chắn rằng, các phượt hạng ‘cày xới’ khó mà muốn trở lại nơi ấy lần sau nếu thật sự, họ muốn khám phá chốn hoang sơ, không dấu chân người.

Vậy thì sao? Lại lên đường ch
ứ sao? Tìm một chốn có thể gọi là ‘tuyệt cảnh thiên nhiên’, ít ra là đối với họ. Còn những chỗ đã đổi đời kia thì nay dành cho bạn sống ảo – ta cũng làm tốt cho đời đó chứ?

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468