Nếu định chuyển trang web của công ty từ chỗ chỉ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm-dịch vụ thành một nơi bán hàng qua mạng hữu hiệu và năng động, hoặc chỉnh trang lại cửa hàng trực tuyến hiện tại, bạn luôn phải tuân thủ một vài quy tắc cần thiết…
Người tiêu dùng và khách hàng là những tổ chức, công ty… đang dần chuyển sang mua sắm trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian. Và rõ ràng, bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội nếu không xây dựng gian bán hàng trực tuyến cho riêng mình. Nếu bạn đã sẵn sàng khai trương một cửa hàng trực tuyến hay có ý định tổ chức lại cửa hàng hiện tại, dưới đây là tám quy tắc được các chuyên gia và những nhà bán lẻ trực tuyến thành công đúc kết mà bạn có thể tham khảo.
1. Thiết lập một cơ sở hạ tầng vững chắc, tiết kiệm
Bạn không cần thuê một chuyên gia, một họa sĩ thiết kế hay một kỹ sư mạng để xây dựng thêm một trang web thương mại điện tử. Công việc phức tạp và có phần tốn kém này giờ đây có thể được thực hiện bằng một vài phần mềm cùng các sự lựa chọn outsourcing (thuê bên ngoài) liên quan tới thiết kế web và hosting, chẳng hạn như Microsoft’s Commerce Manager.
Những gói phần mềm trên thị trường sẽ cung cấp rất nhiều sự lựa chọn mẫu thiết kế chuyên nghiệp, cả các catalogue sản phẩm, màn hình hiện giá, hệ thống đặt hàng tự động, rổ mua hàng, hệ thống xử lý quy trình, quản lý kho và thậm chí cả hệ thống kế toán.
Một số phần mềm tùy biến bao gồm cả những sự trợ giúp từ các chuyên gia về dải tần, duyệt web…, qua đó nâng cao hiệu ứng của trang web của bạn.
2. Tính năng, tính năng và tính năng
Cũng như những cửa hàng truyền thống luôn trông cậy vào cách thiết kế và sự tiện lợi để thu hút khách hàng, giúp họ nhanh chóng tìm được những gì mong muốn, các cửa hàng trực tuyến cũng không thể không quan tâm tới yếu tố này.
Hãy bảo đảm cho cửa hàng trực tuyến của bạn luôn tiện lợi và dễ sử dụng nhất. Tùy thuộc vào những gì cung cấp, nên quan tâm tới sơ đồ trang web (site map) để định hướng cho khách hàng. Hãy sử dụng thanh định hướng ở trên và dưới để người sử dụng không phải liên tục cuộn lên cuộn xuống trang web khi muốn thay đổi trang.
Sẽ rất quan trọng với menu drop-down (quay trở lại). Đừng buộc khách hàng phải trông cậy vào nút “back” trên trình duyệt web. Cũng đừng quên thường xuyên hỏi khách hàng xem họ cảm thấy chưa hài lòng hay khó chịu về điều gì.
3. Hiểu rõ khách hàng
Những khách hàng mua sắm trực tuyến rất khác những khách hàng mua sắm ngoại tuyến. Bạn đừng quên nghiên cứu và xác định những khách hàng trực tuyến thông qua các cuộc điều tra trực tuyến, nhóm nghiên cứu hay đơn giản là gọi điện thoại cho khách hàng.
Bạn cũng cần xác định những sản phẩm-dịch vụ nào sẽ lôi cuốn khách hàng mua sắm trực tuyến và từ đó hợp lý hóa cách chào hàng. Ngoài ra, những đề xuất về miễn phí, giảm giá hay dùng thử… sản phẩm cũng rất có giá trị. Giống như với mọi phương thức bán hàng khác, bạn phải biết rõ về khách hàng và đừng đưa ra những giả định.
4. Duy trì nguyên tắc thiết kế
“Khi thiết kế một cửa hàng trực tuyến, bạn sẽ rất dễ sa vào mong muốn đưa vào đó mọi thứ. Tất cả những hình ảnh động hay việc bổ sung thêm đồ họa trên trang web chỉ khiến tốc độ duyệt của trang web chậm đi. “Một thiết kế rõ ràng và đơn giản là tốt hơn cả”, Karen Frishman, Giám đốc tiếp thị của hãng Ruby Lane (rubylane.com), một trang web thương mại điện tử cho những nhà bán lẻ đồ gốm sứ, đồ cổ…, khuyên như vậy.
Và bạn cũng đừng quên tích hợp vào bản thiết kế cửa hàng trực tuyến của mình những dữ liệu tiếp thị ngoại tuyến. Mọi thứ ngoại tuyến nên được đưa vào đây.
5. Bảo đảm yếu tố nội dung thích hợp
Bạn cần có những bản miêu tả sản phẩm dễ đọc và dễ hiểu, các bức hình chất lượng cao, những hướng dẫn mua sắm và giao nhận rõ ràng.
Các nhà bán lẻ trực tuyến thường đăng tải những thông tin nghèo nàn, tự mình soạn thảo nội dung hay đưa lên những hình ảnh mờ nhạt, chất lượng thấp, kết quả là tạo ra một hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, khiến khách hàng cho rằng các mặt hàng của họ có chấp lượng thấp. Thay vào đó, hãy thuê những chuyên gia viết quảng cáo, tiếp thị và sử dụng những nhà nhiếp ảnh có tay nghề cao. Sau đó xác định nội dung để công việc bán hàng được diễn ra tốt nhất.
6. Xây dựng lòng tin
Hãy thường xuyên khẳng định với khách hàng rằng bạn sẽ giao hàng đúng hẹn và tuyệt đối bảo vệ các thông tin cá nhân. “Sai lầm lớn nhất của những nhà bán hàng ít kinh nghiệm là không đưa đủ thông tin về việc họ là ai và có chuyên môn như thế nào. Khách hàng luôn muốn biết rõ về người đang bán hàng cho họ”, Frishman cho biết.
Với một mức chi phí không đáng kể, bạn có thể đăng ký và có được những nhãn mác phê chuẩn từ các tổ chức tư vấn khách hàng như TRUSTe (www.truste.org) hay Better Business Bureau Online (www.bbbonline.org). Việc đưa ra sự bảo đảm hoàn tiền 100% cũng sẽ xoa dịu được nỗi băn khoăn của khách hàng.
7. Tối ưu hóa các cơ hội
Các công cụ tìm kiếm trực tuyến là phương thức nhanh chóng và tiết kiệm nhất để thu hút các khách hàng mới, nhưng với điều kiện trang web của bạn phải được thiết lập chuẩn xác. Điều đó đồng nghĩa với những “meta tags” (nhãn ghi) thích hợp và thông minh – tại đó cung cấp các thông tin được đưa vào những trang web cho phép các công cụ tìm kiếm tìm thấy bạn.
Việc này còn đồng nghĩa với việc bạn cần hiểu rõ hệ thống quản lý trang web để khi nào cần làm mới nội dung, bạn sẽ không đánh mất các từ khóa mà các công cụ tìm kiếm đã ghi nhận. Các chi tiết và thứ hạng tìm kiếm luôn thay đổi mỗi ngày. Trừ khi bạn có riêng cho mình những nhà chuyên môn kỹ thuật, còn bằng không hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia khác.
Để tối ưu hóa trang web với các công cụ tìm kiếm trực tuyến, bạn cần có một chuyên gia làm việc bán thời gian hay sử dụng những dịch vụ trực tuyến như Microsoft’s Submit It!. Các sự lựa chọn phần mềm và dịch vụ cũng có thể thống kê lượng khách ghé thăm và phân tích nơi mà mọi người thường xuyên nhấp chuột cùng với việc họ rời trang web như thế nào. Ngoài ra, còn có một vài dịch vụ phân tích và thống kê web như Microsoft’s FastCounter Pro.
8. Luôn làm mới mình
“Những cửa hàng thành công luôn là những cửa hàng năng động nhất. Đó là những chủ cửa hàng trực tuyến luôn linh hoạt cập nhật thông tin, bổ sung hàng hóa mới, đăng tải những bức hình mới và cả không ngừng thay đổi bố cục trang web cho hấp dẫn hơn”, Frishman cho biết.
Đừng bao giờ “ngủ quên trên chiến thắng”. Hãy thay đổi các cửa sổ hình họa, thay đổi giao diện trang chủ… Hãy luôn cập nhật các sản phẩm mới hay luân chuyển các sản phẩm từ những trang con ra trang chủ và ngược lại.
Cũng xin đừng quên những phần thưởng. Hãy nhớ đem lại cho các khách hàng trung thành một điều gì đó mới mẻ hay đặc biệt, chẳng hạn như lời mời giảm giá hay một món quà tặng nhỏ. Bạn cũng nên gửi đi những e-mail thông báo cho khách hàng bất cứ khi nào bạn có mặt hàng mới hay hạ giá sản phẩm.
Ngoài ra, bạn sẽ cần đến những động thái xúc tiến bán hàng khác, chẳng hạn như đặt đường link của cửa hàng trực tuyến lên tất cả các dữ liệu tiếp thị, quảng cáo – từ túi bán hàng đến danh thiếp kinh doanh và văn phòng phẩm.
Cuối cùng, một phần quan trọng của hoạt động bán hàng trực tuyến là bảo đảm rằng các dịch vụ và phần mềm tự động hóa luôn nhanh chóng giúp bạn vận hành suôn sẻ cửa hàng trực tuyến. Tất cả những gì bạn cần làm là giữ cho trang web luôn ổn định và sản phẩm luôn được cập nhật.
Kết hợp với 8 nguyên tắc trên là 6 cách thúc đẩy khách hàng mua hàng online.
6 nguyên tắc thúc đẩy tâm lý mua hàng của người tiêu dùng online
Robert Cialdini là một chuyên gia về tâm lý học và marketing, trong cuốn sách “Sự ảnh hưởng” của mình ông đã đưa ra 6 cách để khiến khách hàng nói “có” mỗi khi bạn hỏi. Bất cứ người bán hàng nào, dù online hay offline đều nên tìm hiểu, yêu và sống cùng những nguyên tắc này:
Nguyên tắc trao đổi
Sự cam kết và sự nhất quán
Sự yêu thích
Tạo cơ sở tin cậy
Tạo bằng chứng xã hội
Sự khan hiếm
Vậy hãy cùng tìm hiểu xem làm thế nào để xây dựng được những nguyên tắc trên vào gian hàng online của bạn để có được thật nhiều đơn hàng và khách hàng nhé.
Vậy hãy cùng tìm hiểu xem làm thế nào để xây dựng được những nguyên tắc trên vào gian hàng online của bạn để có được thật nhiều đơn hàng và khách hàng nhé.
1. NGUYÊN TẮC TRAO ĐỔI (CÓ ĐI CÓ LẠI)
Bạn có thể hiểu nôm na là nguyên tắc “cho và nhận”, tức là khi ai đó đưa cho bạn thử một thứ làm bạn hài lòng, thì bạn sẵn sàng trả lại cho họ bằng một thứ khác tương tự. Bạn đã từng đi siêu thị và phải cho thêm xúc xích vào giỏ hàng của mình ngoài kế hoạch chỉ vì bạn đã được mời ăn thử một mẩu chưa? Đấy chính là cách mà những người bán hàng sử dụng nguyên tắc cho nhận này để khiến khách mua hàng của họ.
Dĩ nhiên, những người bán lẻ online không thể tự mình đi gõ cửa từng nhà của khách hàng để có thể tương tác với họ, để cho họ thử vài mẫu sản phẩm của mình. Bạn có thể tham khảo các cách sau:
1.1. MUA HÀNG ĐƯỢC TẶNG KÈM MỘT MÓN QUÀ
Chiến thuật này rất phù hợp với những cửa hàng mới ra đời, cửa hàng mỹ phẩm hay thời trang… Có thể là một mẫu thử màu son mới ra khi khách hàng mua sản phẩm make-up, hoặc một chiếc ví nhỏ xinh xắn khi khách hàng mua một bộ đồ thời trang,… Những món quà này tuy nhỏ nhưng chắc chắn sẽ khiến khách hàng của bạn hài lòng vì sự quan tâm đến khách hàng của bạn.
Khi khách hàng tạo website và có nhu cầu sử dụng các gói nâng cấp, Siêu Web cũng đã áp dụng phương pháp này với sản phẩm của mình. Khi các bạn mua gói trị giá cao hơn thì sẽ được tặng thêm thời gian sử dụng để tiết kiệm chi phí.
Thậm chí, nếu bạn không quảng cáo các món quà trước, mà tự động cho thêm vào khi ship hàng cho khách sẽ làm cho khách hàng cực kỳ thích thú và rất có thể sẽ tiếp tục giao dịch với bạn những lần sau nữa đấy:)
1.2. Xây dựng nội dung
Khi thiết kế website bán hàng, việc xây dựng nội dung là một cách đơn giản mà hiệu quả lớn, cho phép người bán hàng online cung cấp thông tin giá trị sản phẩm tới những khách hàng tiềm năng, điều đó cũng như việc tặng họ một món quà vậy. Ví dụ, StyleSeek đưa ra gợi ý để phối đồ phù hợp cho khách hàng mới bằng việc đưa ra những câu hỏi vui( có vẻ ban đầu không liên quan lắm) cho khách hàng trả lời khi đăng nhập vào trang chủ.
Cho khách hàng những gợi ý nhỏ là cách để bạn thu hút họ
Tóm lại, dù là gợi ý làm một việc đơn giản hay phức tạp thì việc sử dụng nội dung như là việc “hối lộ đạo đức”, tức làm cho người tiêu dùng cảm thấy có cảm tình với công ty của bạn cũng đều có tác dụng thúc đẩy sự mua hàng.
2. CAM KẾT VÀ SỰ NHẤT QUÁN
Việc công khai cam kết của mình là một cách để bạn đi tới quyết định nhanh chóng hơn, một khi bạn đã đưa ra một cam kết với tất cả mọi người (online), bạn sẽ thực sự có nhiều động lực hơn để hoàn thành công việc đó.
Ví dụ như: khi bạn muốn giảm 5 cân, việc bạn công khai kế hoạch giảm cân của mình lên các mạng xã hội sẽ giúp bạn có thêm động lực để giảm cân, đơn giản là vì tất cả mọi người đều đã biết đến kế hoạch đó của bạn.
Một người bán lẻ nên hiểu rõ điều này, nếu bạn có thể khiến nhiều khách hàng thực hiện một tương tác cam kết nhỏ với bạn (đơn giản là họ đăng ký nhận tin của bạn qua email chẳng hạn) thì cơ hội để bạn bán được hàng cho họ càng cao.
Nguyên tắc này đã được chương trình Warby Parker’s Home Try-On áp dụng thành công:
Để khách hàng tự cam kết sẽ mua hàng là một cách hiệu quả
Warby Parker biết được rằng với việc một chiếc kính đúng vị trí, chuẩn tầm nhìn và vừa vặn thật sự quan trọng với khách hàng. Và họ cũng biết được rằng nếu họ đưa cho khách hàng một vài sự lựa chọn, họ có thể sẽ nắm được 50% cách thức để khách hàng có thể mua hàng của mình. Vì thế khi họ càng tương tác nhiều hơn với khách hàng bằng cách cho khách hàng order hàng thử miễn phí- nhận box thử, order mẫu và trả mẫu thử thì cơ hội mua hàng sẽ càng tăng lên. Không có một cam kết cụ thể nào, nhưng họ biết khách hàng của họ cảm nhận được sự cam kết mỗi khi họ yêu cầu mẫu thử. Hầu hết khách hàng sẽ thử dịch vụ này, vì họ biết nếu không ưng họ có quyền trả lại, nhưng một khi món hàng được yêu thích đã được chuyển tới khách hàng, liệu họ có trả lại hay không?
3. SỰ YÊU THÍCH
Nguyên tắc này chỉ ra rằng, khách hàng sẽ có xu hướng mua hàng hơn nếu như họ có cảm tình với người bán. Đấy là lý do tại sao những người bán hàng nên có một thái độ niềm nở đối với khách hàng của họ.
Đấy cũng là lý do một thương hiệu luôn luôn thuê những người nổi tiếng, được mến mộ làm đại diện cho sản phẩm của họ để thu hút sự thích thú của khách hàng.
Có rất nhiều cách để làm khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn:
3.1. Kể câu chuyện của mình
Mỗi yếu tố trong câu chuyện của bạn-từ màu sắc, phông chữ, trích dẫn- đều phải làm nổi bật cá tính thương hiệu của bạn, và mục đích của bạn là tạo ra một cá tính có sự gắn kết và cá tính đó cần làm cho những khách hàng mục tiêu của bạn yêu thích. Có thể là “nhanh chóng và hiệu quả” với kinh doanh trên thị trường, “ ấm áp và vui tươi “ với việc kinh doanh đồ trẻ em, “mẹ của thiên nhiên” đối với các shop bán đồ thiên nhiên.
Rất nhiều website bán hàng có trang “Giới thiệu” (hoặc tên khác “Về chúng tôi”) thì có bản sẽ có thương hiệu riêng được chắt lọc kĩ.
Hay trang web của nhà thiết kế kim cương Elva Fields cũng vậy:
Giới thiệu ấn tượng để thu hút khách hàng
3.2. Sử dụng những người mẫu để thương hiệu của bạn dễ dàng nhận ra
Sử dụng người mẫu để thương hiệu của bạn được nhận diện dễ dàng
Nếu như bạn bán quần áo, đồ trang sức, phụ kiện… thì cách nhanh chóng để tạo ra sự kết nối tới khách hàng là tìm ra những người phù hợp, những người nổi tiếng và được yêu thích. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn cần phải thuê một siêu mẫu quá xa vời, mà bạn cần phải tìm mẫu gần giống với khách hàng của mình.
Càng chọn mẫu giống khách hàng mục tiêu của bạn càng thu hút được sự quan tâm
3.3. Liên kết xã hội
Khách hàng thường có khuynh hướng mua những thứ mà họ được giới thiệu bởi những quen biết và tin tưởng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng những trang mạng xã hội mà bạn dùng để giới thiệu sản phẩm của mình như Twitter, Facebook, Pinterest, hay Google + sẽ là nơi để khách hàng của bạn giới thiệu cho bạn bè của họ những sản phẩm tốt mà họ tìm thấy trên trang của bạn.
3.4. Hiển thị những gì khách hàng khác đang mua
Hiển thị sản phẩm các khách hàng khác của mình đã mua
Khách hàng cũng thường có khuynh hướng tham khảo trước khi mua hàng. Bạn có thể chỉ cho khách hàng thấy những mặt hàng mà khách hàng khác đang mua, mua nhiều nhất…qua những dữ liệu cập nhật trên trang của mình, để khách hàng tham khảo và dễ lựa chọn hơn.
4. TẠO CƠ SỞ TIN CẬY CHO KHÁCH HÀNG
Việc sử dụng những cơ quan hay những người có uy tín, có kinh nghiệm sẽ làm cho khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của bạn nhiều hơn
4.1. Tận dụng những chuyên gia về sản phẩm
Sản phẩm của bạn có bí quyết khoa học nào không? Hãy hiển thị nội dung ý kiến, nhận xét của các chuyên gia về sản phẩm của bạn, như trang Herbalife:
Hiển thị ý kiến của các chuyên gia về sản phẩm của mình
Hay nếu sản phẩm của bạn được làm ra từ những nghệ nhân thủ công được đào tạo bài bản? Đừng ngần ngại thể hiện ra cho khách hàng mình biết giống như Dodocase:
Còn nếu bạn kinh doanh sách thì hãy có những thông tin chung về cuốn sách để thu hút người đoc. Một cuốn sách được dán nhãn “best-selling” hay được viết bởi những người đã có tiếng sẽ thu hút được sự quan tâm hơn những quyển sách bình thường.
4.2. Tổ chức, trình bày nội dung dựa vào những người có uy tín trong lĩnh vực
Ngày nay, số lượng, phạm vi của các sản phẩm sẵn có với người mua là vô cùng lớn, thật sự khó để vượt mặt tất cả thương hiệu khác để đứng vững.
Việc 1 shop thời trang có riêng 1 stylist có tiếng và một trang giới thiệu về sản phẩm chất lượng của họ theo các mùa, hay một cửa hàng bán đồ fitness có một người huấn luyện riêng đưa ra những dụng cụ mà anh ta yêu thích sẽ là một lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Dù là cách nào đi nữa, chỉ cần đưa ra một vài cơ sở là bạn đã có thể tác động đến tâm lý của khách hàng một cách hiệu quả.
5. BẰNG CHỨNG XÃ HỘI
Nguyên tắc này và nguyên tắc sự yêu thích có sự kết nối với nhau, đây chính là hiệu ứng đám đông mà ta hay nhắc tới. Chúng ta thường thích những gì mà đã nhiều người thích dù cho là chúng ta có biết về họ hay không. Bất cứ điều gì trên website của bạn chứng tỏ rằng những sản phẩm của bạn sử dụng rất tốt, rất nhiều người dùng đều có tác động tới tâm lý mua hàng của khách ghé thăm.
hiển thị những đánh giá tốt đẹp của khách hàng, báo chí..lên website của mình
Nếu bạn nhận được tin tốt lành của báo chí, hãy đề cập tới nó ngay trên website của mình! Nếu bạn nhận được thư mến mộ của khách hàng, hãy trích dẫn lên website! Nếu nhận được feedback tốt về sản phẩm, bạn cũng đừng ngần ngại up lên website của mình.
Một chiến thuật khác chính là cung cấp trang cho khách hàng biết sự thu hút của từng sản phẩm, website bán hàng nên xây dựng các kiểu trang như “Sản phẩm bán chạy nhất”, hay “Sản phẩm phổ biến nhất”. Cho dù những sản phẩm đó có thực sự phổ biến và được yêu thích hay không, bản thân khách hàng sẽ không biết được, nhưng bằng cách tạo ấn tượng riêng cho những sản phẩm đó cũng là cách để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Website tại Siêu Web cho phép bạn dán nhãn “Mới”, “Nổi bật”, “Giảm giá” cho các sản phẩm của mình, qua đó bạn có thể ngầm tác động đến xu hướng mua hàng của khách hàng, thúc đẩy bán hàng đối với những sản phẩm mà bạn muốn.
Và tất nhiên, xếp hạng và đánh giá của các khách hàng cũng là một bằng chứng xã hội tác động tới quyết định mua hàng.
6. SỰ KHAN HIẾM
Nguyên tắc cuối cùng đó chính là nguyên tắc “sự khan hiếm”, bằng việc chỉ ra cho khách hàng thấy rằng nếu họ không mua ngay sản phẩm này, thì sẽ không có cơ hội để mua nữa. Người ta thông thường có tâm lý “thấy quý” những thứ mà mình nghĩ là sắp mất, và thường có suy nghĩ có bằng được những thứ mà người khác cho là không thể.
Những chuyên gia marketing làm điều này bằng cách sử dụng tất cả các chiến lược marketing để thuyết phục khách hàng rằng “những sản phẩm ( hoặc giá ưu đãi) chỉ còn ít ngày nữa thôi”, hay “ có người cũng đặt trước rồi, nếu bạn không lấy thì họ sẽ lấy”, “nhà sản xuất sẽ không tung sản phẩm này ra thị trường nữa đâu”….
6.1. Đưa ra thời hạn giảm giá
Hãy đưa ra thời hạn cho chương trình giảm giá của mình. Và khi chương trình gần đến ngày kết thúc, hãy tích cực nhắc nhở khách hàng của mình về điều này.
Lily Pulitzer đếm ngược từng giây cuối cùng cho đợt giảm giá các sản phẩm mùa hè.
6.2. Thông báo những mặt hàng sắp “cháy hàng”
Bạn có muốn mua sản phẩm này không? Nhanh tay lên, chỉ còn đúng 3 cái nữa thôi!
Các sản phẩm theo mùa hoặc sản xuất với số lượng hạn chế. Khi một sản phẩm ra mắt nhưng với số lượng khá hạn chế, rất nhiều người sẽ có tâm lý cố “săn” bằng được sản phẩm đó và khi săn được rồi thì họ sẽ cực kì thích thú và mãn nguyện. Đấy là lý do tại sao, rất nhiều nhà cung cấp lại hạn chế số lượng sản phẩm tung ra trên thì trường để hiếu kì cho khách hàng.
6.3. Về giá cả thì sao?
Bạn có thể sẽ tự hỏi trong những chiến thuật trên thì chiến thuật nào được dùng phổ biến nhất? Có phải giá cả tác động lớn tới hành vi tiêu dùng của khách hàng không?
Câu trả lời tất nhiên là có. Hãy nghĩ theo cách này: Gía cả mà bạn đưa ra tỉ lệ với rủi ro mà khách hàng sẽ phải suy nghĩ. Nói cách khác, người ta sẽ kén chọn những sản phẩm giá trên 1 triệu hơn là những sản phẩm chỉ giá chỉ 100k.
Trên đây là vài nguyên tắc bạn có thể áp dụng để thu hút khách mua hàng online của mình nhiều hơn. Các bạn thử áp dụng hết chúng và xem kết quả thế nào nhé:)
DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.Cám ơn.