RaoVat24h
Cẩm nang du lịch Du lịch Địa danh

Long Hải cũng có lắm cái hay! (P5)

Advertisement

(Tiếp theo) – Long Hải, vùng đất biển thân thương mà bọn mình đã đến đây nhiều lần do khá gần, không xô bồ như Vũng Tàu và giá cả ở đây cũng chả mắc mỏ.

< Bọn mình ở đây. À, không phải – chỗ bên cạnh lối này, lối nhỏ đầy hoa tigôn.

Tuy nhiên, đến lần này thì nơi ni đã thay đổi khá nhiều rồi. Cái mỏ vàng du lịch khiến chốn mô bắt đầu xâm lấn mặt tiền biển. Nhà nghỉ khách sạn mọc lên như nấm, tiện nghi ngày càng được nâng lên… nhưng hệ lụy theo đó là rác sẽ nhiều hơn. May mắn là các chốn kinh doanh ở đây người ta chịu khó dọn sạch bãi nơi mình làm ăn nên trông dễ coi.

< Chính xác là mình ở Thúy An Guesthouse (vị trí >), một nhà nghỉ nhỏ cuối đường Lý Tự Trọng. Ngày đầu tuần, giá 200k/phòng – bà xã chọn luôn phòng đôi cho nó rộng rãi. Kinh nghiệm những lần trước nên lần này đòi hỏi cái máy lạnh’ cho ra máy lạnh’. Dù không đạt đến mức yêu cầu nhưng cũng tạm được vì trong phòng có 2 cái quạt bổ xung. Với lại mấy ngày nay nắng nóng đỉnh điểm, máy lạnh cày tá lả: mát là khá lắm ròi, ke ke…

< Chỗ ở đâu đó rồi, nghỉ đôi chút cho phẻ thì đi ra biển. Biển chỉ cách nơi ở vài chục mét thôi! đi ngang qua KDL Bãi tắm An Bình Long Hải…

Biển và các địa danh đẹp ở Long Hải thì mình đã đề cập nhiều, lần này: bài viết thật rõ ràng sẽ nói về nơi nổi tiếng nhất vùng đất này, đó là Dinh Cô.

< Bãi biển trưa nắng nóng như thiêu, vắng ngắt nên bọn mình qua An Bình uống ly nước. 20k mỗi món dù bia hay nước ngọt, chốn du lịch mà – rẻ là chuyện có mà nằm mơ! Đó là ngồi ghế, còn ghế bố thì thêm 50k! Trẻ khoái vào đây chụp ảnh còn bọn mình thấy có cóc khô gì mà đẹp? Đẹp theo định nghĩa của bọn mình là một vùng hoang sơ phủ hoàn toàn bằng khung cảnh thiên nhiên do trời sắp đặt, còn ở đây… Chẹp!

< Trưa ra quán cơm ở đường Hai Bà Trưng qua bữa. 25k/dĩa – người khác thì 20k. Nguyên nhân là thức ăn để riêng, chắc cũng nhiều hơn đôi chút. Mà chỉ có bữa nay ăn cơm, các bữa khác sau này sẽ toàn là ‘không cơm’, chán cơm roài ư?

< No bụng, dìa uýnh một giấc đế 2h thì lò dò qua Dinh Cô theo lối đi của Đoàn An Dưỡng 298. Hàng cây trong đó đẹp và ngộ nghĩnh, được cắt tỉa tán như cái hột vịt.
Ngày nay, lối đi ké này không còn đóng cửa buổi đêm như hồi đó.

Dinh Cô nằm sát ngay bên bãi biển Long Hải. Có thể nói, đây là vị trí đẹp nhất của thị trấn Long Hải, một vị trí sơn thủy hữu tình. Tương truyền, cô tên là Lê Thị Hồng (tục là Thị Cách), người ở Tam Quan (Bình Định). Trên đường đi ra biển thì bị lâm nạn và xác trôi dạt vào Hòn Hang (gần khu di tích Dinh Cô bây giờ). Lúc ấy, cô chỉ vừa sang tuổi 16…

< Một cục KS của 298 xây sau này, đây chỉ là một góc cơ ngơi của họ thôi. Năm trước, bà xã dẫn 2 người anh em đi đón gió biển, có thằng con hộ tống cũng ở tại đây: Sộp, thuê nửa cục villa.

Thương tiếc, người dân địa phương lúc bấy giờ đã đem xác cô vào chôn cất trên đồi Cô Sơn. Từ đó cô luôn hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh, phù trợ ngư dân… nên dân trong vùng tôn xưng cô là “Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần”.

< Cổng đoàn 298, qua cổng là đến Dinh Cô. Trước kia cổng có cái chắn kéo ngang buổi tối, bi giờ mất tiêu – đỡ cho dân xung quanh!

< Dinh Cô đây, ta lên theo cầu thang sau.

Theo các cụ già thì ngày xưa, nơi thờ Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ bằng cây lá, sát bờ biển. Về sau, do bị thủy triều xâm thực nên dân làng đã dời lên chân núi Thùy Vân. Hồi đầu thế kỷ 20, điện Cô được xây cất, mái ngói. Vào khoảng năm 1930, do có sự  tranh chấp đất đai giữa một người Hoa với người Pháp, Điện Cô một lần nữa được dời lên triền núi Thùy Vân (tức là vị trí hiện nay). Lần này điện Cô cũng được xây dựng tương đối khang trang bằng vật liệu gạch, đá, xi măng cốt thép.

< Đến tầng chính điện. Cao một tý thì bắt đầu có gió hiu hiu…

Mồng Tám Tết Đinh Mão 1987, một trận hỏa hoạn dữ dội thiêu trụi hoàn toàn bên trong chánh điện. Dân làng đã quyên góp tiền của xây dựng lại Dinh Cô. Năm 1989, người ta xây dựng thêm trước chánh điện một căn nhà hai tầng theo thế dựa vào vách núi trước chánh điện tầng dưới làm nơi tiếp khách, tầng trên là nhà Võ Ca. Liên tiếp các năm sau đó, 1992, 1993, Dinh Cô luôn được xây dựng bổ sung Phật Đài Quan Thế Âm Bồ tát, nhà khách… Qua nhiều lần tu bổ, xây thêm, hiện nay Dinh Cô đã là một tòa nhà đồ sộ dựa vào lưng núi, mặt quay ra biển uy nghi, với tổng diện tích xây dựng gần 1.000 m2.

< Ngoài hiên chính điện, nhìn ra phần sân của Đoàn An Dưỡng. Thứ 2, lại buổi trưa nên vắng như chùa Bà Đanh.

< Miếu Cô Hồn kề cận đó. Vài mươi năm nữa, ta cũng thành cô hồn mà thôi, chừng đó lại được hương khói…

Chính điện Dinh Cô bài trí 7 bàn thờ (đều làm bằng bệ xi măng). Ngay trung tâm chánh điện là bàn thờ Bà Cô. Nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5 mét, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến lấp lánh, đội mũ gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Ông Địa, Thần Tài.

< Ngắm chán rồi lại theo bậc thang lên tiếp. Phần bậc thang phía sau này bọn mình chưa bao giờ lên dù đã đến nhiều lần. Ven bậc thang có nhiều cây xanh um, đẹp.

Dinh Cô là điện thờ Cô, trước đây người ta gọi là điện thờ Bà Cô. Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội, nơi thực hiện các nghi thức thờ cúng. Cổng Tam quan vào Dinh Cô nằm dưới chân mũi Thùy Vân, đắp nổi hình rồng và hổ theo quan niệm “Long Hổ hội”, phía trên có “Lưỡng long chầu nguyệt” và song phụng chầu.

< Một khoảng chờ dành cho pà kon leo có mệt thì dừng lại thở! Điền ta không thở mà móc cái alô ra chộp, đây là lưng chừng ngọn núi nhỏ.

Lối lên điện Cô là 37 bậc tam cấp. Chính điện không phải là một ngôi nhà xây theo kiểu cổ mặc dù trên đao nhà người ta đắp nổi hình “Lưỡng long chầu nguyệt”. Hầu hết các câu đối, câu liễn đều được đúc bằng xi măng và sơn màu xanh đỏ. Trong chính điện dường như chỉ còn một đôi câu đối duy nhất làm từ các mảnh sứ ghép.

< Lại một khoảng chờ có bà xã đứng chờ. Lên tiếp nghen em? Lên nữa hả? Ừa, đâu còn bao xa nữa là đến đỉnh rồi. Lại nhớ đến núi Đức Mẹ Long Hương mà bọn mình đã bỏ qua! Trong thật tế, nửa kia cũng từng đến đó rồi nhưng không đi lên thôi do đi công việc. Hỏi chỗ đó ra sao? Em nhớ có mấy chỗ rửa tay, WC sạch sẽ, kha kha kha…

< Từ chỗ này nhìn ra bắt đầu thấy lồng lộng cả biển trời. ‘Đỉnh gió hú’? Không, tiết trời hôm nay chỉ gió hiu, gió hiu hiu…

Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và miếu thờ Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát. Vì sự phối tự với Bà Cô-một nhân thần địa phương, ngư dân Long Hải đã đưa vào Dinh Cô một hệ thống thần thánh đông đảo đại diện cho rất nhiều dòng văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc khác nhau, sống trên những địa bàn khác nhau. Và chính điều đó cho thấy “sự liên kết giữa tín ngưỡng thờ các Mẹ tiêu biểu cho các Mẫu nhiều thần ở khắp nước ta với cái trục trung tâm xoay quanh một mẫu nhân thần (địa phương) là Bà Cô”3.

< Nhưng chưa hết cưng ơi, ta vẫn còn đường lên nữa – Vậy thì lại lên.

Liên quan đến Dinh Cô và là một bộ phận quan trọng của di tích là Mộ Cô, nằm trên đồi “Cô Sơn”, cách Dinh Cô chừng 1 km. Năm 1999, Dinh Cô được trùng tu tôn tạo theo phương châm xã hội hóa công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa. Hiện nay, Mộ Cô là một nơi khang trang đẹp đẽ, thu hút nhiều người đến thăm viếng, chiêm bái, đặc biệt là trong dịp ra lễ hội Nghinh Cô.

< Cây cối um tùm nhưng cũng có chỗ nhìn ra thấy biển.

Quản lý và điều hành mọi tổ chức hoạt động của Dinh Cô đều do Ban Quản trị Dinh Cô thực hiện… Ban Quản trị có Trưởng ban, Phó ban và các thành viên. Khi Dinh Cô bắt đầu vào mùa tổ chức lễ hội, Ban Quản trị phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết, lập ra Ban Tế tự, cử Trưởng ban, 4-5 phó ban và 17 tiểu ban để lo những công việc cụ thể trong ba ngày Nghinh Cô.

< Cuối cùng cũng hết lên vì hết thang! Nhìn xuống cái lối vòng vo vừa bò lên.

Lễ Nghinh Cô: Hàng năm, Dinh Cô có rất nhiều ngày cúng lễ: Tết Nguyên đán, Tam Nguyên, Đoan Ngọ (trùng ngũ), nhưng lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất là lễ Nghinh Cô hay ngày Vía, ngày giỗ Cô.

< Nếu đi tiếp nữa sẽ ‘hạ giới’ nhưng chưa vội đi xuống.

Lễ Nghinh Cô diễn ra trong ba ngày, mồng 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch. Ngư dân địa phương gọi là ngày “Lệ” (hay “Lệ Cô”). Trước đó nhiều ngày, người ta đã tính toán sao cho chuyến đi biển phải về kịp đúng ngày diễn ra lễ hội. Tất cả mọi công việc đều được gác lại, tất cả dường như chỉ chuẩn bị cho ngày cúng Cô. Lịch lễ hàng năm được bố trí một cách sít sao, hầu như rất ít có sự thay đổi:

< Đỉnh ‘Everest’ đầy cây xanh, chả còn chỗ ngó biển nên ngó vào trong thấy toàn là nóc nhà dân với các thùng nước. He he, trên này dzui à!

Từ  6 giờ sáng ngày 10-2, Ban quý tế và ngư dân tề tựu về Dinh Cô chuẩn bị cho lễ Nghinh Cô. 7 giờ ban quý tế tiến hành Thỉnh Long vị Bà Lớn (bà Thủy) và ông Nam hải về Dinh. Đám rước được chuẩn bị một cách công phu với sự tham gia của Ban quý tế. Đám rước có học trò lễ, ban nhạc, bạn chèo (12 người), trang phục áo đỏ, nẹp vàng, nón lá vàng, tay cầm chèo, long đình (hai ngôi, một ngôi Nghinh Bà Lớn, một ngôi nghinh cá Ông), cờ ngũ hành… 9 giờ  cúng Tiền hiền Hậu hiền. 10 giờ cầu quốc thái dân an.

< Đường xuống đây. Khá khen cho ai thiết kế mấy cái lối đi này – khoái đáo để!

Bước sang ngày thứ  hai, 11 tháng 2: 8 giờ sáng tổ chức hội thi chèo thúng và bơi lội. 21 giờ tối cúng Tiên thường. Điều đặc biệt là tăng ni tổ chức lễ tụng kinh cầu an. Trước đó, từ 4 giờ chiều, hàng trăm thuyền ghe của các làng cá Long Hải, Phước Hải, Phước Tỉnh, và một số thuyền ghe từ miền Trung vào, được kết cờ hoa lộng lẫy tề tựu về neo đậu và hướng mũi vào trước Dinh Cô thực hiện nghi thức “chầu Cô”. Đêm xuống đèn trên ghe chiếu sáng một góc trời. Ngư dân tin rằng khi thuyền của họ về chầu Cô, nếu trang trí đẹp cũng có nghĩa là bày tỏ lòng thành kính chân thành nhất đối với Cô, được Cô phù hộ, giúp đỡ cho thuyền ghe nhiều tôm cá. Từ quan niệm ấy cho nên tất cả các thuyền ghe đều thi đua trang trí thuyền ghe của mình sao cho đẹp nhất, tạo nên một vùng biển với hàng trăm chiếc ghe trang trí đủ sắc màu.

< Phía xa là Vũng Tàu với Núi Lớn Núi Nhỏ, nhìn nó bé tẻo teo chứ không đồ sộ như đứng kề bên.

Ngày 12 tháng 2: Chánh giỗ. Từ 7 giờ sáng ngư dân tổ chức lễ Nghinh Cô (ngoài biển) về dinh nhập điện. Nghi thức Nghinh Cô được thực hiện theo nghi thức tương tự với lễ Nghinh Ông Nam Hải Đại tướng quân. Ghe Nghinh Cô được chuẩn bị kỹ lưỡng, trang hoàng rực rỡ. Đoàn ghe Nghinh Cô gồm hàng trăm chiếc, trong đó có 2 ghe chính, 6 ghe hộ tống. Hai ghe chính có bày bài vị, hương án, cúng phẩm. Chủ tế, ban nhạc, 12 lễ sinh và 12 bạn chèo cùng ở trên ghe này. Đúng 7 giờ đoàn ghe Nghinh Cô bắt đầu khởi hành, tiến thẳng ra khơi. Khi đoàn ghe cách bờ hơn chừng 1 km, Chủ tế ra lệnh đoàn ghe dừng lại, bắt đầu cho việc cúng lễ.

< Bên sườn núi có nhiều loại cây lạ.

Chủ lễ niệm hương, ban nhạc lễ và lễ sinh xướng. Sau khi lễ niệm hương xong, đoàn ghe tiếp tục diễu hành một vòng lớn trên biển, đi qua miếu Bà Thủy Long rồi trở về bãi biển phía Tây, cách Dinh Cô chừng trăm mét. Trên bờ hai Bóng chàng và 10 thanh niên cầm cờ ngũ hành đứng thành hai hàng đối xứng nhau để rước bài vị, hương án Nghinh Cô về an vị tại Dinh.

Khoảng 9 giờ tổ chức (Nghi) đại lễ cúng Bà Cô. Lễ vật chính gồm heo quay cúng Bà thủy long, heo toàn sinh (thịt heo sống để nguyên con) cúng Ông Nam hải và các thức ăn chay cúng Bà Cô. Từ 3 giờ chiều đến quá nửa đêm tổ chức hát Bóng rỗi, múa bông (mâm ngũ sắc, mâm vàng, mâm bạc), chầu mời, diễn xướng dân gian hát Chặp địa nàng.

< Xuống tầng 1, nhìn ra thấy nhúm người buôn bán dưới cái nắng nóng giữa trưa. Mấy cái cây dưới đó phải to gấp 10 lần thì mới mát được!

Cúng phẩm dâng Cô và các thần linh trong lễ hội Nghinh Cô không có gì khác so với lễ hội Nghinh Ông, nhưng nhiều hơn về số lượng và thường xuyên được thay mới. Sở dĩ như vậy có lẽ do số người đến phụng cúng Cô nhiều hơn. Phẩm vật dâng Cô và thần thánh trong các lễ cúng gồm thịt heo sống để nguyên con, heo quay, xôi, chè, các thứ đồ xào, hoa quả…

< Chính điện, nơi thờ Cô đây.

Về nghi thức, các bước lễ cầu an, lễ tế, lễ Nghinh Cô, nghinh Ông, rước kiệu… đều tiến hành tương tự nghi thức Nghinh Ông. Một nghi thức khác mà chúng ta ít thấy trong các lễ hội khác ở BR-VT là lễ phóng sinh trong lễ hội Nghinh Cô.

Người ta mua chim để trong lồng và tổ chức thả chim ra, tương tự việc phóng sinh vào các ngày rằm hay mồng một (âm lịch) mà nhân dân một số nơi vẫn làm…

< Trong này khá mát, nhất là gần cửa sổ. Vậy nên ngồi ngắm, ngồi hóng… Nếu ở trong chùa, ta không thể ngồi nghỉ hay dòm ngó chụp choạt từa lưa như thía này được đâu ngoại trừ ngoài sân.

Trong những ngày diễn ra lễ hội Nghinh Cô, Ban qúy tế mời các đoàn hát về diễn tuồng, hát bội. Ngoài ra, người ta còn tổ chức múa lân sư rồng và các trò chơi dân gian khác như thi bắt cá, bắt lươn và các môn thi đua thuyền, đua thúng… Các trò chơi dân gian, đặc biệt môn đua thuyền, đua thúng thường thu hút đông đảo thanh niên ngư dân trong làng tham gia. Đây là một trò chơi thu hút rất nhiều người cổ vũ nên thường diễn ra rất hào hứng và sôi nổi, làm cho lễ hội thêm phần náo nhiệt và hấp dẫn… (Bảo tàng tỉnh BRVT)
(Còn tiếp)

Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4 – Phần 5 – Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11 – Phần 12 – Phần 13 – Phần 14 – Phần 15 – Phần 16 – Phần 17 – Phần 18 – Phần 19 – Phần 20

Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468