Khái niệm
RaoVat24h
Kinh doanh Quản trị kinh doanh

Quản trị công nghệ – Đổi mới công nghệ

Advertisement

___________________________________________________________________

Khái niệm

Đổi mới khoa học và công nghệ có thể được xem như là biến đổi một ý tưởng thành sản phẩm mới có thể bán được hoặc thành quá trình vận hành trong công nghiệp, trong thương mại hoăc thành phương pháp mới về dịch vụ xã hội. Như vậy, đổi mới bao gồm các biện pháp về khoa học, kỹ thuật thương mại và tài chánh cần thiết để phát triển và thương mại hoá sản phẩm mới, để sử dụng quá trình và vật liệu mới hoặc để đưa ra một phương pháp mới về dịch vụ xã hội. (OECD).
Phân loại đổi mới công nghệ
– Theo tính sáng tạo.
Bao gồm đổi mới gián đoạn (Discontinuous Innovation) và đổi mới liên tục (Continuous Innovation)
+ Đổi mới gián đoạn, còn gọi là đổi mới căn bản (Radical Innovation), thể hiện sự đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo ra những ngành mới hoặc làm thay đổi những ngành đã chin muồi. Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường mới.
+ Đổi mới liên tục, còn gọi là đổi mới tăng dần (Incremental Innovation), nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện có.
– Theo sự áp dụng
+ Đổi mới công nghệ sản phẩm (product technology): đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới.
+ Đổi mới công nghệ quá trình (process technology): đưa vào doanh nghiệp hoặc thị trường một quá trình sản xuất mới.
 Đổi mới sản phẩm và quá trình có thể đổi mới gián đoạn hay liên tục.
Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ.
– Th trường
Những nền kinh tế thị trường có thể có lợi thế trong quá trình đổi mới. Nếu thị trường của một loại sản phẩm nào đó được mở rộng thì điều này sẽ thúc đẩy đổi mới. Đổi mới chỉ thật sự hoàn thành sau khi sản phẩm hay quá trình được người sử dụng chấp nhận, do vậy một khía cạnh rất quan trọng của đổi mới là Marketing.
– Nhu cầu
Phần lớn các trường hợp đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu. Có thể là do áp lực của môi trường kinh doanh (các yếu tố vĩ mô như chính trị, xã hội, kinh tế, công nghệ…) làm xuất hiện nhu cầu, thí dụ : do áp lực của xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường, các nhà sản xuất ô tô nghiên cứu để chế tạo thiết bị giảm ô nhiễm trang bị cho ô tô. Nhu cầu của người tiêu dung cũng thúc đẩy đổi mới.
– Hoạt động nghiên cứu và phát triển ( R&D)
Nghiên cứu và phát triển là khâu quan trọng trong quá trình đổi mới. Báo cáo về năng lực cạnh tranh của Châu Âu nêu rõ : “Nếu không có cơ sở nghiên cứu khoa học mạnh và đa dạng thì sẽ không hề có bất kỳ một sự cất cánh công nghệ nào cả”. Các doanh nghiệp có ngân sách R&D lớn và nguồn nhân lực R&D có kỹ năng nghiên cứu sẽ thuận lợi trong đổi mới công nghệ.
– Cạnh tranh.
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển do đó thúc đầy đổi mới.
– Các chính sách quốc gia hỗ trợ đổi mới.
Để khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chính phủ thường có những chính sách thích hợp.
Tác động của đổi mới công nghệ
– Đối với năng suất.
Đổi mới công nghệ thường làm tăng năng suất thể hiện qua việc giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm và giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu như nâng cao tính linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hang
– Đối với chất lượng sản phẩm
Công nghệ mới có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi đồ thị thống kê chuẩn và đồ thị thống kê thực tế chênh lệch nhau vượt quá giới hạn cho phép, chuông sẽ báo động và nhân viên trực sẽ tiến hành điều chỉnh, ngăn chặn ngay từ đầu việc sản xuất sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
– Đối với chu kỳ sống của sản phẩm
Sử dụng công nghệ mới làm rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm vì công nghệ mới có tính linh hoạt cao, có thể đưa ra nhiều model mới.
– Đối với chiến lược kinh doanh
– Về mặt sản xuất (công nghệ), đổi mới có thể làm thay đổi thiết kế sản phẩm, hệ thống sản xuất, thiết bị, vật liệu, kỹ năng, kiến thức của người lao động.
– Về mặt thị trường (khách hàng), đổi mới có thể làm thay đổi thái độ, hành vi của khách hàng, kênh phân phối, phương thức truyền thông …
Điều này có nghĩa là những lĩnh vực hoạt động trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị thay đổi.
Đối với việc làm
Phải nâng cao kỹ năng người lao động (huấn luyện, đào tạo) hoặc người lao động mất việc phải chuyển sang việc làm mới
Quá trình đổi mới công nghệ
– Mô hình tuyến tính:
Quá trình đổi mới gồm một chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau: R&D, sản xuất và thương mại hoá.
Các yếu tố tạo nên sự thành công của đổi mới:
Sự thích ứng của sản phẩm đối với thị trường: 85%
Sự thích ứng với khả năng của doanh nghiệp: 65%
Tính ưu việt về kỹ thuật của sản phẩm: 52%
Sự quan tâm của ban lãnh đạo: 45%
Môi trường thuận lợi: 32%
Tổ chức phù hợp: 15%
– Mô hình tương tác kết hợp
Trong mô hình tương tác kết hợp cho thấy kết quả của việc phối hợp đồng thời kiến thức của các bộ phận chức năng sẽ thúc đẩy đổi mới, nó gắn các mô hình tuyến tính với nhau và nhấn mạnh đổi mới công nghệ là kết quả của sự tương tác giữa thị trường, khoa học và năng lực của tổ chức. Bản chất của mô hình này là sự liên kết toàn hệ thống, lấy doanh nghiệp làm chủ thể, liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới. Trong hệ thống đổi mới, các doanh nghiệp chịu tác động của các nhân tố cạnh tranh: các đối thủ, các nguồn cung cấp ý tưởng đổi mới các khách hàng, các bạn hàng và đồng minh, các trường đại học, các patent, đồng thời tính đến các điều kiện để đổi mới, cơ sở hạ tàng, đầu tư tài sản, thiết bị….
Phương pháp đổi mới công nghệ
Phương pháp sức đẩy công nghệ:
Vai trò nhà sản xuất quan trọng
Phương pháp sức kéo thị trường
Vai trò người tiêu dùng quan trọng
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468