RaoVat24h
Kiến thức Lớp 11 Phổ thông

THƯƠNG VỢ – TRẦN TẾ XƯƠNG

Advertisement

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
       Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương.
       Quê làng Vị Xuyên – Mĩ Lộc – Nam Định.
       Tú Xương sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử.
       Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.
2. Đề tài, vị trí bài thơ
“Thương vợ” là một trong những bài thơ hay nhất và cảm động nhất của Tú Xương.
II. Đọc – hiểu
1.  Hai câu đề
Kể về công việc làm ăn và gánh nặng mà bà Tú phải đảm đang:
       Quanh năm : Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác.
       Mom sông : Địa điểm làm ăn cheo leo, nguy hiểm, không ổn định
       Nuôi đủ 5 con… 1 chồng : Bà Tú nuôi 6 miệng ăn. Ông Tú tự coi mình như một thứ con riêng đặc biệt (Một mình ông = 5 người khác).
=> Lòng biết ơn sâu sắc công lao của bà Tú đối với cha con ông Tú. Lòng vị tha cao quí của bà càng thêm sáng tỏ.
2. Hai câu thực
Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú.
       Lặn lội thân cò: Vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn.
       Quãng vắng, đò đông: Cảnh kiếm sống chơi vơi, nguy hiểm.
       Eo sèo: Chen lấn, xô đẩy, vì miếng cơm manh áo của chồng con mà đành phải rơi vào cảnh liều lĩnh cau có, giành giật.
       Nghệ thuật đảo ngữ: Sự vất vả, sự hi sinh lớn lao của bà Tú đối với gia đình
=> Nói bằng tất cả nỗi chua xót. Thấm đẫm tình yêu thương.
3. Hai câu luận
       Một duyên / năm nắng
       Hai nợ / mười mưa
       Âu đành phận / dám quản công
=> Câu thơ như một tiếng thở dài cam chịu. Cách sử dụng phép đối, thành ngữ, từ ngữ dân gian, bộc lộ kiếp nặng nề nhưng rất mực hi sinh của bà Tú.
       Dùng số từ tăng tiến: 1-2-5-10: Đức hi sinh thầm lặng cao quí. Bà Tú hiện thân của một cuộc đời vất vả, lận đận. Ở bà hội tụ tất cả đức tính tần tảo đảm đang, nhẫn nại. Tất cả hi sinh cho chồng con.
=> Ông Tú hiểu được điều đó có nghĩa là vô cùng thương bà Tú. Nhân cách của Tú Xương càng thêm sáng tỏ.
4. Hai câu kết
       Tú Xương tự chửi mình vì cái tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả lặn lội kiếm ăn. Ông vừa cay đắng vừa phẫn nộ.
       Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói.
       Từ tấm lòng Thương vợ đến thái độ đối với xã hội
=> Nhân cách của Tú Xương ân tình, nhân ái, chân thật.
5. Nghệ thuật
       Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian.
       Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.
III. Tổng kết
Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ của Tú Xương.
(Đã chỉnh sửa theo nguồn từ Internet)
Rate this post

DienDan.Edu.Vn

DienDan.Edu.Vn Cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.
DienDan.Edu.Vn! là một website với tiêu chí chia sẻ thông tin,... Bạn có thể nhận xét, bổ sung hay yêu cầu hướng dẫn liên quan đến bài viết. Vậy nên đề nghị các bạn cũng không quảng cáo trong comment này ngoại trừ trong chính phần tên của bạn.
Cám ơn.

Đăng bình luận

(+84) (918) 369.468